Lộ diện loạt đại gia bất động sản nợ thuế nghìn tỉ

Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Ảnh minh họa: Phan Anh
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Ảnh minh họa: Phan Anh
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Ảnh minh họa: Phan Anh

Số liệu được Cục Thuế TPHCM công bố cho thấy tổng số nợ thuế tính đến 30.11.2022 là 43.918 tỉ đồng, tăng 4.622 tỉ đồng, tương ứng 11,76% so với cuối năm 2021.

Đáng chú ý, nguyên nhân gây ra tăng nợ thuế liên quan đến số nợ của 2 doanh nghiệp đang khiếu nại về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất khu đất Thủ Thiêm 8.774 tỉ đồng, gồm Công ty Thế kỷ 21 nợ 6.098 tỉ đồng và Công ty Thuận Việt nợ 2.676 tỉ đồng.

Một loạt doanh nghiệp khác cũng có số nợ thuế lớn như Tập đoàn Đất Xanh (Bình Thạnh) nợ 185 tỉ đồng, Công ty Phát triển và Kinh doanh Nhà (TP.Thủ Đức) nợ 442 tỉ đồng, Công ty Quốc Lộc Phát (TP.Thủ Đức) nợ 147 tỉ đồng, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (TP.Thủ Đức) nợ 106 tỉ đồng.

Trước đó theo báo cáo của Cục Thuế TP. Hà Nội, trong kỳ đăng công khai tháng 11.2022, đơn vị tiếp tục công khai lần đầu nợ thuế đối với với 463 người nộp thuế, với tổng số nợ khó thu và khả năng thu hơn 96 tỉ đồng.

Trong số này có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn tiếp tục có những khoản nợ đọng lớn, trây ỳ như Công ty cổ phần Thương mại Ngôi nhà mới nợ hơn 28 tỉ đồng, Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (HANHUD) nợ khoảng 16 tỉ đồng…

Trong khi đó Tổng cục Thuế cho hay, tổng số tiền nợ ngành thuế quản lý ước tính đến thời điểm ngày 30.11.2022 là 126.642 tỉ đồng, tăng 0,5% so với thời điểm cuối tháng 10, tăng tới 10,1% so với thời điểm 31.12.2021 và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Số tiền phạt, tiền chậm nộp cũng tăng so với thời điểm 31.12.2021 do phát sinh tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày trên tổng số tiền nợ thuế

Về nguyên nhân khiến tiền nợ thuế tăng so với cuối năm 2021, Tổng cục Thuế nhận định có các yếu tố do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kèm theo thiên tai, bão lũ gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số lĩnh vực cũng thiếu nguyên vật liệu, chi phí tăng cao, làm ăn thua lỗ nên không có khả năng nộp ngân sách nhà nước đúng hạn.

Một trong những điểm mới của Luật Quản lý thuế là bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế khi doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Theo nhiều đánh giá, khi áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân là người đại diện theo pháp luật, các doanh nghiệp nghiêm túc và chủ động hơn trong việc phối hợp với cơ quan thuế, đặc biệt ở các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn. Biện pháp này theo đó kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho công tác thu hồi nợ thuế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *