Giá vàng lên cao nhất 6 tháng

Giá vàng giao ngay chốt phiên 3/1 tăng 15 USD/ounce, lên 1.839 USD, do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.

Nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi thêm nhiều lần nữa. Lãi suất tăng đã gây sức ép lên vàng cả năm qua.

Trong phiên hôm qua (3/1), giá vàng có thời điểm chạm 1.850 USD. Đây là mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2022.

Rạng sáng nay 94/1), giá vàng thế giới tiếp đà tăng với giá vàng giao ngay tăng 10,2 USD lên mức 1.838,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.843,8 USD/ounce, tăng 17,6 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Giá kim loại quý lên mức cao nhất trong 6 tháng nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn dù “sức khỏe” của đồng USD hồi phục. Mức ngại rủi ro đã tăng cao hơn vào đầu tuần này khi thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chao đảo trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu vào năm 2023 đối với các nước công nghiệp hóa lớn.

Theo Edward Moya, nhà phân tích cấp cao tại OANDA, khi nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái, chính sách lãi suất của FED còn khó đoán và thế giới có nhiều rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư vẫn đang thận trọng và vàng trở nên hấp dẫn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã xuống thấp nhất một tuần, làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng. Tuy nhiên, Dollar Index – đo sức mạnh của USD với các tiền tệ lớn, lại tăng 1%.

Hiện thị trường đang chờ biên bản cuộc họp tháng trước của FED cũng như nhiều dữ liệu kinh tế khác sẽ công bố tuần này. Nếu biên bản cho thấy FED cân nhắc giảm tốc độ nâng lãi và chấm dứt quá trình này với mức lãi suất thấp hơn, “vàng sẽ có triển vọng tăng giá lớn hơn”, Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades, nhận định.

Vàng được coi là công cụ phòng trừ bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, kim loại quý sẽ mất sức hấp dẫn trong môi trường lãi suất cao.

Nhiều nhà phân tích cho rằng các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất ít nhất cho đến quý đầu tiên của năm 2023 để kiềm chế lạm phát. Trong ngắn hạn, vàng có thể sẽ vẫn chịu áp lực.

Trên Kitco News, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, ông Ole Hansen, cho biết vàng đang trong tâm thế sẵn sàng bùng nổ.

Các chuyên gia dự báo, vàng trên thị trường quốc tế sẽ giao dịch trong phạm vi 1.670 – 2.000 USD/ounce với xu hướng tích cực vào năm 2023.

Cũng theo các chuyên gia, trong tương lai, giá vàng thỏi có thể tiếp tục tăng vào năm 2023 trong trường hợp kinh tế toàn cầu suy thoái và lập trường chính sách tiền tệ diều hâu của các ngân hàng trung ương. Những yếu tố này cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể thúc đẩy giá vàng tăng khoảng 10% lên 2.000 USD/ounce.

Trước đó, ông Juerg Kiener – CEO kiêm Giám đốc đầu tư của Swiss Asia Capital nhận định giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce trong năm nay.

Giá vàng trong nước diễn biến trái chiều

Giá vàng lên cao nhất 6 tháng - Ảnh 1.

Khách xem và mua vàng tại một cửa hàng vàng. (Ảnh: TTXVN)

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước diễn biến trái chiều. Thời điểm 10h15, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,35 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 50.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên hôm qua.

Tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC giao dịch ở mức 66,27 – 67,14 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 66,1 – 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua.

Bất thường chênh lệch giá vàngBất thường chênh lệch giá vàng

VTV.vn – Thời gian qua, có thời điểm thị trường lại nóng lên bởi các vụ buôn lậu vàng được các cơ quan chức năng phát hiện, với những kỷ lục sau xô đổ kỷ lục trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *