Sốt đất đi qua: Vợ đòi ly hôn, nhà sắp bán, gia đình tan nát

Thời gian qua, tình trạng “sốt đất” diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phan Anh

Sốt đất đi qua để lại nhiều hệ lụy. Năm 2021, xã Hướng Đạo (Tam Dương, Vĩnh Phúc) là một trong những địa phương xảy ra tình trạng sốt đất nổi cộm của tỉnh Vĩnh Phúc. Cơn sốt đất tại đây “nóng” tới mức đẩy giá đất “ảo và lạ” không tưởng.

Ghi nhận tại địa phương này từ đầu tháng 3.2021, từng đoàn người đổ về mua đất, đâu cũng thấy văn phòng tư vấn đất đai. Cùng với đó, nghề môi giới bất động sản cũng mọc lên như nấm sau mưa.

Đáng nói, tại địa phương này còn đi đầu trong việc “quy hoạch” đất ở nông thôn như khu đô thị kiểu mẫu. Với hình thức mua những khu đất có diện tích lớn từ vài trăm đến vài nghìn mét vuông, nhiều chủ đầu tư, cò đất đã khéo léo chia những ô đất lớn thành những ô có diện tích nhỏ để dễ bán.

Những lô đất được giới bất động sản sành sỏi gọi là khu đô thị kiểu mẫu bởi lẽ, chúng được “kẻ vẽ” phân định từng ô rõ ràng như khu đô thị của những doanh nghiệp lớn.

Thời gian qua, tình trạng “sốt đất” diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phan Anh
Thời gian qua, tình trạng “sốt đất” diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phan Anh

Trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo xã Hướng Đạo cho biết, sốt đất tiềm ẩn nhiều nguy cơ, và đã tuyên truyền để người dân tránh những hệ lụy không đáng có. Tuy nhiên, vị này thừa nhận rủi ro phần lớn thuộc về người mua đất, người dân tại địa phương bán đất sẽ thu lợi.

Qua cơn sốt, việc thu lợi một khoản tiền lớn, trong khi không có kinh nghiệm quản lý tài chính và cách sử dụng tiền hợp lý trở thành vấn đề của nhiều gia đình – vốn là nông dân, quanh năm làm bạn với cây ngô, đồng lúa.

Chị Nguyễn Thị Hoa (người dân xã Hướng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc) cho biết, sau khi bán đất, nhiều gia đình tại địa phương này thường sửa nhà, mua xe, sắm nội thất và gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhưng cũng có những gia đình không quản lý được tài chính, tiêu xài hoang phí, dẫn đến con cái đua đòi:

“Nhiều nhà bán đất xong tiêu rất hoang phí. Con cái đang làm công nhân cũng nghỉ, bắt đầu ăn chơi, đua đòi. Có những nhà từ khi bán đất, con cái suốt ngày đi đánh bài, chơi bời không làm gì. Đất đai ruộng vườn bán hết rồi, không lo xa đến lúc hết tiền không biết mưu sinh bằng gì”.

Hai năm qua hoạt động phân lô bán nền diễn ra phổ biến. Ảnh minh họa: Phan Anh
Hoạt động phân lô bán nền tại Vĩnh Phúc đã được siết chặt. Tình trạng sốt đất không còn phổ biến như trước đây. Ảnh: Phan Anh

Có người thân “báo nhà” đến 3 lần, anh Nguyễn Văn Hà (Tam Nông – Phú Thọ) bày tỏ nỗi chán nản: “Từ khi giá đất tăng, ở quê tôi nhiều người bán đất. Đất rộng nên được giá là người ta bán. Từ khi nhà bác tôi bán đất, anh họ tôi báo nợ ba lần. Tổng số tiền hơn một tỉ đồng.

Anh tôi vốn công ăn việc làm ổn định, giờ vợ đòi ly hôn. Căn nhà bao năm tích cóp cũng sắp bán vì anh tôi lại vừa báo nợ lần nữa. Nghèo khổ thì không có điều kiện ăn chơi. Giờ có tiền thì gia đình tan nát. Tự nhiên có nhiều tiền quá cũng không hạnh phúc”, anh Hà nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *