Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội
Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội
Mục tiêu xây 1 triệu căn nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Anh Dũng

Hiện nay, nhà ở thương mại cao cấp thì nhiều, nhưng nhà ở giá rẻ cho đại bộ phận cho người dân, đặc biệt là nhà ở giá rẻ cho công nhân còn ít.

Báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2022, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã khởi công là 19 dự án, với khoảng 33.194 căn có tổng diện tích xây dựng 1,8 triệu m2. Dư luận hiện rất quan tâm đến vấn đề thời hạn sở hữu nhà ở chung cư, cải tạo chung cư cũ, chính sách liên quan tới phát triển nhà ở xã hội. Vì vậy, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) bổ sung thêm các quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội. 

Cụ thể, dự thảo Luật bổ sung thêm các quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội; yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; xác định giá bán nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư; thời điểm thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; trách nhiệm của Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương. Đặc biệt, so với Luật Nhà ở năm 2014, điểm mới trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là bổ sung mới 2 mục quy định về chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, một số quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. 

Cụ thể, khoản 3, điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

Vẫn còn nhiều rào cản khi phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Bảo Chương
Vẫn còn nhiều rào cản khi phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Bảo Chương

Theo HoREA, số tiền này không lớn, ngay cả TPHCM năm 2021 cũng chỉ thu tiền sử dụng đất được 7.560 tỉ đồng, trích 10% thì cũng chỉ được 756 tỉ đồng. Hoặc nếu bỏ quy định các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ thì sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội. Điều này khiến “giấc mơ” của người dân có thu nhập thấp ở đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua nhà ở xã hội càng khó thực hiện. Do đó, HoREA đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội. 

Về hình thức phát triển nhà ở xã hội, dự thảo quy định Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua, bán hoặc mua nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án để làm nhà ở xã hội cho thuê. HoREA đề nghị bổ sung quy định trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *