Bất động sản 24h: Môi giới bất động sản “vỡ òa” khi có giao dịch vào “phút chót”

Môi giới bất động sản “vỡ òa” khi có giao dịch vào “phút chót”

Từ nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng và kéo dài tới tận nay. Theo đó, thanh khoản trên thị trường liên tục sụt giảm, khiến nhiều môi giới bất động sản phải bỏ nghề, những người cố gắng bám trụ cũng rất chật vật để tìm kiếm giao dịch.

Trải qua thời gian dài xoay sở tìm kiếm khách hàng, thời điểm cận Tết Nguyên đán một số môi giới bất động sản “vỡ òa” khi bất ngờ có giao dịch. Anh Vũ Hồng, môi giới bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, thị trường năm 2022 với những diễn biến khó lường, người mua cũng có sự e ngại khi xuống tiền nên các môi giới hầu như đều ít có giao dịch.

“Năm vừa qua là một năm buồn chung của toàn bộ các môi giới bất động sản. Đầu năm, thị trường có diễn biến sôi động nhưng thực tế, môi giới không có nhiều giao dịch. Bởi, nhà đầu tư tự có thể mua bán dễ dàng không mất quá nhiều thời gian tìm khách mua”, anh Hồng nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần có chính sách ưu tiên đúng đắn để vực dậy thị trường bất động sản

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn nhưng cũng có những điểm tích cực, các chuyên gia cho rằng, nếu quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thị trường bất động sản sẽ dần hồi phục trong năm 2023.

“Tôi nhấn mạnh câu chuyện bất động sản rất quan trọng, cả góc độ phát triển kinh tế – xã hội, cả vấn đề đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống của người dân. Cái khéo, cái giỏi của các quốc gia là làm sao thúc đẩy cả hai thị trường tài chính và bất động sản, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo kinh doanh nhưng tránh đổ vỡ, tránh những điểm nghẽn, những khó khăn bản thân chúng tạo ra, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ”, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh phát biểu tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023” ngày 11/1/2023.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần quyết liệt khơi thông dòng chảy của pháp luật

Năm 2022 có những điểm khá đặc biệt, chúng ta vừa trải qua giai đoạn phòng chống đại dịch Covid-19, toàn cầu bị ảnh hưởng và trong dòng chảy ấy thì nước ta cũng đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì xung đột trên thế giới lại nổ ra, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của nhiều khu vực, điều đó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới Việt Nam.

Điều đáng mừng là mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương, cùng sự chung tay của toàn dân, của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đã duy trì được sự ổn định phát triển kinh tế vĩ mô, liên tục giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Địa ốc 2023: Trọng tâm vẫn là chính sách

“Giá nhà đất quá cao, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn, cộng thêm việc sụt giảm niềm tin đang tạo áp lực rất lớn cho thị trường địa ốc”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, nhà sáng lập – kiêm Tổng Giám đốc Sen Vàng Group bắt đầu câu chuyện với phóng viên khi nói về thị trường bất động sản năm 2023. 

Về tín dụng ngân hàng, theo bà Ngọc, khả năng năm 2023 các doanh nghiệp lĩnh vực địa ốc vẫn khó tiếp cận. Do đó, thị trường vẫn sẽ phụ thuộc vào các chính sách vĩ mô, giải pháp để doanh nghiệp, thị trường có được dòng tiền.

Bà Ngọc cho biết, dù có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng thị trường sẽ sớm tốt lên, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác để gỡ khó cho thị trường. Tuy nhiên, để hấp thụ các tin tốt này thì cần có độ trễ nhất định nên đa phần các thành viên thị trường sẽ tiếp tục quan sát, nghe ngóng, rồi mới có hành động cụ thể.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp có thể tăng lợi nhuận ròng 12% trong năm 2023

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) năm 2023 trong đó nhấn mạnh dù còn nhiều thách thức, nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục ổn định vào năm 2023.

Cụ thể, trong bối cảnh vốn FDI đăng ký mới giảm tốc vào cuối năm 2022, năm 2023 có thể là một năm có nhiều thách thức hơn đối với hoạt động các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam do rủi ro suy thoái toàn cầu.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sẽ là động lực tăng trưởng. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút các nhà sản xuất lớn như Lego (vốn đầu tư 1 tỷ USD), LG với kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai. Samsung cũng đang tìm cách tăng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 20 tỷ USD, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các lĩnh vực khác.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREX || ✅ Trang tin Bất Động Sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *