Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách Ba giới hạn đỏ

Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc China Evergrande Group vỡ nợ vào cuối năm 2021. Ảnh: Shen Longquan/Visual China Group/Getty Images

Chính sách nghiêm ngặt “Ba giới hạn đỏ” được đánh giá đã làm trầm trọng thêm một trong những cuộc khủng hoảng bất động sản lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Cụ thể, Bắc Kinh sẽ có thể cho phép một số công ty bất động sản tăng thêm đòn bẩy bằng cách nới lỏng giới hạn vay và kéo dài thêm thời gian ân hạn để đáp ứng các mục tiêu nợ. Thời hạn có thể được kéo dài thêm ít nhất 6 tháng.

Việc nới lỏng này có thể đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc để thúc đẩy lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn. Ở đất nước tỉ dân, bất động sản chiếm khoảng 25% nền kinh tế quốc gia.

Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cao cấp tại Creditsights Singapore cho biết: “Đây là tín hiệu từ các cơ quan quản lý trong nỗ lực khôi phục niềm tin của thị trường vào lĩnh vực bất động sản và tạo ra sự tích cực giữa người mua nhà, nhà phát triển và thị trường vật chất”.

Sau tin tức về chính sách sắp tới của Trung Quốc, tỉ giá đồng Nhân dân tệ đã tăng 0,4%, lên 6,8615/1 USD.

Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc China Evergrande Group vỡ nợ vào cuối năm 2021. Ảnh: Shen Longquan/Visual China Group/Getty Images
Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc China Evergrande Group vỡ nợ vào cuối năm 2021. Ảnh: Shen Longquan/Visual China Group/Getty Images

“Ba giới hạn đỏ” là chính sách của Trung Quốc từ năm 2020 đối với lĩnh vực bất động sản để giảm tỉ lệ đòn bẩy của các nhà phát triển, hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tài chính và làm cho giá nhà ở hợp lí hơn.

Các biện pháp đã kiểm soát nghiêm ngặt về nợ và dòng tiền đối với các công ty bất động sản, mặt khác cũng bóp nghẹt thanh khoản đối với các chủ đầu tư có đòn bẩy cao nhất, góp phần gây ra tình trạng vỡ nợ và đình chỉ xây dựng, dẫn đến tẩy chay thế chấp và giảm doanh số bán hàng trên toàn quốc.

Theo dữ liệu của Bloomberg, với khả năng tiếp cận thị trường tín dụng phần lớn bị đóng cửa, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ hơn 140 lô trái phiếu vào năm 2022. Số tiền nợ ước tính vào khoản 50 tỉ USD cả trong vào ngoài nước.

China Evergrande Group, từng là nhà phát triển lớn nhất của Trung Quốc được đánh giá là vỡ nợ vào tháng 12.2021 sau khi không thanh toán được trái phiếu. Sự sụp đổ của Evergrande đã kéo theo những công ty khác gồm Kaisa Group Holdings, Sunac China Holdings. Vụ vỡ nợ đã phá vỡ thị trường trái phiếu lợi tức cao sôi động và sinh lợi nhất trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng khiến người mua hoảng sợ, khiến doanh số bán nhà giảm mạnh nhất trong ít nhất hai thập kỉ, trong khi giá nhà giảm trong 15 tháng liên tiếp.

Sau gần hai năm thị trường nhà đất sụt giảm nghiêm trọng, Bắc Kinh đang thay đổi lập trường. Theo đề xuất mới, Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế về tăng trưởng nợ cho các nhà phát triển bất động sản tùy thuộc vào số lượng “ranh giới đỏ” mà họ đáp ứng.

Ngoài ra theo nguồn tin, các công ty đáp ứng cả 3 ngưỡng sẽ không bị giới hạn mức vay và có thể sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng để đặt cọc mua đất.

Về chính sách “ba giới hạn đỏ”, Yao Yang, hiệu trưởng Trường Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh, nhận định: “Sử dụng các chính sách khắc nghiệt như vậy đối với lĩnh vực này là một sai lầm hoàn toàn. Có những công ty hoạt động kinh doanh ít nhiều lành mạnh, nhưng vì chính sách đó mà hoạt động kinh doanh trở nên có vấn đề”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã, Bộ trưởng Nhà ở Trung Quốc Ni Hong cam kết nỗ lực hơn nữa để thực hiện một “cách tiếp cận hợp lí” để giải quyết nguy cơ “đứt dây chuyền vốn” giữa các nhà phát triển bất động sản, cũng như định hướng ngành theo “con đường phát triển chất lượng cao” trong 2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *