Bất động sản Phan Thiết – Mũi Né tăng nóng, giá đất gấp 2-3 lần

Bất động sản Phan Thiết - Mũi Né tăng nóng, giá đất gấp 2-3 lần

Theo khảo sát, “sức nóng” giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu…Giá đất Phan Thiết cũng đang thiết lập mặt bằng giá mới, gấp 2-3 lần so với những năm trước.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu hàng loạt công ty kinh doanh địa ốc, bất động sản chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng các dự án tại địa phương này. Sở này cũng đã công bố danh sách 9 dự án được nêu tên là chưa được phép mở bán do chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý đầu tư theo quy định. Chính điều này đã gây tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng, nhà đầu tư.

Thời gian từ đầu năm 2019 đến nay, có nhiều dự án BĐS vẫn chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận kiểm tra, thông báo là bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh nhưng các chủ đầu tư, đơn vị phân phối, môi giới bất động sản đã thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua.

Còn theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, đối với việc quảng bá rao bán đất nền trên mạng xã hội của các dự án chưa đủ yếu tố pháp lý, thời gian qua Sở Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản khuyến cáo nhắc nhở các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản yêu cầu chấp hành nghiêm pháp luật trong quá trình đầu tư, kinh doanh; trường hợp tiếp tục vi phạm sẽ xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý, đồng thời chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bất động sản thời gian tới.

Sở Xây dựng cũng đã gửi các văn bản đề nghị các sở, ngành và địa phương phối hợp quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý các khu dân cư tự phát, dự án dân cư không có thật…

Qua rà soát sơ bộ các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục quy định pháp luật.

Một số chuyên gia cũng cho biết bằng việc thực hiện các giải pháp siết chặt đầu ra như vậy, tỉnh Bình Thuận đang muốn làm cho thị trường địa ốc nơi đây thật sự minh bạch, giảm cơn sốt ảo kịp thời và đưa giá đất về đúng giá trị thực.

Qua đó, tỉnh cũng đang thực hiện các biện pháp giúp cho khách hàng yên tâm khi xuống tiền mua dự án trên địa bàn. Về phía doanh nghiệp địa ốc, một số ý kiến cho rằng chính việc làm này cũng “thúc ép” các chủ đầu tư làm ăn chỉnh chu, đúng pháp luật về đất đai, loại bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và “vàng thau lẫn lộn”…

Qua khảo sát thực tế thời gian gần đây, nhiều công ty môi giới BĐS đóng tại Bình Thuận cho biết, tình trạng làm ăn “lôm côm” không phải là không còn, nhưng để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, nhiều nhân viên môi giới không còn thực hiện các giao dịch ngoài được hay “trụ sở” ven bờ biển nữa mà thay vào đó đến trực tiếp nhà khách hàng hoặc những khách sạn, địa điểm nào thuận tiện cho các bên.

Hiện nay, đất nền ven biển Bình Thuận vẫn tăng giá mạnh, chủ yếu tập trung tại các dịa phương như La Gi, Mũi Nè, và đang “nóng” nhất là dọc biển Hàm Thuận Nam (khu Kê Gà). Theo lý giải của các sàn môi giới, khu vực Kê Gà đang được nhiều “ông lớn” địa ốc triển khai các dự án quy mô khá lớn, do vậy giá đất trong dân xung quanh được đẩy lên khá cao.

Hiện đất ven biển TP. Phan Thiết đã tăng giá tùy vị trí; còn đất tại các dự án có tiếng như Phố Biển, Hùng Vương, Lê Duẩn… thì đã lên con số hàng chục tỷ đồng. Riêng những vùng đất nông nghiệp còn sót lại tại các phường trong thành phố, thì giá bán lại trên danh nghĩa đất ở với diện tích trên dưới 100 m2, tiền 1 – 2 tỷ đồng.

Theo cơn sốt giá ấy, những vùng đất ở vùng ven thành phố như Hàm Liêm, Hàm Thắng, Tiến Lợi, Phong Nẫm thì giá đất cũng tăng theo chóng mặt. Những vị trí gần thành phố, giá đất đã lên từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Phải đi xa hơn thì mới tìm được những mảnh đất ở từ 400 – 700 triệu đồng.

Thời điểm cách đây một năm, việc mua bán sang nhượng đất đai ở khu vực Thiện Nghiệp – vùng xung quanh địa điểm sẽ xây dựng sân bay Phan Thiết – diễn ra khá phức tạp, tạo cơn sốt đất “ảo”. Giới đầu cơ cũng mượn cớ thao túng thị trường, đẩy giá đất tại Thiện Nghiệp tăng cao.

Một sào đất nông nghiệp trước kia chỉ có giá khoảng 200 triệu đồng, đã tăng lên hơn 1 tỷ hồi tháng 6/2019 và hiện nay, qua tìm hiểu thực tế được biết, với một sào đất đó đã “qua tay” 5-7 nhà đầu tư, giá được đẩy lên đến 4-5 tỷ đồng. Riêng trong hơn 2 tháng trở lại đây, giá đất tại Thiện Nghiệp dọc tuyến đường hướng vào khu quy hoạch sân bay Phan Thiết đang thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ.

Được biết, mỗi sào đất có mặt tiền đường ĐT715 từ 200 triệu trước khi có dự án sân bay thì nay đã được các đối tượng môi giới chào bán với giá 4 tỷ đồng. Đối tượng mua đất tại Thiện Nghiệp chủ yếu đến từ cácđịa phương ngoài tỉnh mua đi rồi chờ cơ hội bán lại.

Sau đợt chấn chỉnh hàng loạt doanh nghiệp, giá đất ven biển Bình Thuận hiện nay ra sao? - Ảnh 1.

Những dự án ven biển như thế này nằm dọc bãi biển Mũi Né không nhiều nên giá bán đang bị đẩy lên khá cao, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hạ tầng của nhà đầu tư.

Ông Hà Mạnh – tự xưng là phó giám đốc một sản giao dịch nhà đất ở đây, cho biết: “Khách hàng dến tìm hiểu và đang sở hữu đất ven biển Thiện Nghiệp đa phần là từ các tỉnh phía Bắc, chiếm đến 80-90$, phần còn lại rơi vào tay các sàn môi giới năm giữ để chờ giá lên bán kiếm lời. Chỉ một tuần trước thôi, giá một sào đất ở đây còn được rao khoảng 3 tỷ đồng, thì đúng một tuần sau đã “nhày” lên đến gần 4 tỷ đồng”.

Theo khảo sát, “sức nóng” giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu… Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất của Mũi Né hầu như đều là đất nông nghiệp, những lô đất nghỉ dưỡng đẹp gần biển tại đây còn lại ít, các vị trí đắc địa đều đã được các ông lớn địa ốc như Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group…gom trước đó để làm các siêu dự án. Vì vậy, giá đất tại khu vực này tăng nhiệt trước cơn sóng hạ tầng.

Ngoài ra, hàng loạt dự án đình đám của các nhà đầu tư bất động sản khác như: Khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến – Mũi Né, Khu du lịch cao cấp Hòn Rơm – Mũi Né, Hamubay Phan Thiết, The Queen Pearl,… cũng đang chào bán với giá dao động 11 – 20 triệu đồng/m². Theo một số nhà đầu tư, cách đây khoảng 3 năm, giá đất ở khu vực ven biển này chỉ ở mức 5 – 6 triệu đồng/m².

Qua tìm hiểu, một số dự án nằm cuối đường Phan Đình Phùng – Mũi Né, các sàn đang chào bán lô lớn với giá 15-20 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp 2-3 lần.

Không khó để thấy những tờ quảng cáo bán đất trên các tuyến đường lớn, nhỏ ở ven biển từ TP. Phan Thiết chạy dọc đến Mũi Né, Kê Gà…. Nhiều cò đất tận dụng tất cả những hàng cây ven đường để treo biển quảng cáo đất nền, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mọi thông tin đều ghi giá đất ven biển chỉ 400-600 triệu/nền, trong khi thực tế hiện nay khó kiếm được đất đẹp vời giá này.

Trên mạng xã hội Facebook, những trang chuyên rao bán bất động sản liên tục được lập để quảng cáo các khu dân cư mới đang được thi công xây dựng hay đang mở bán. Theo những người làm trong nghề bất động sản thì giá đất ở Phan Thiết từ đầu năm 2018 đến nay là phần kết của một quá trình. Thực chất giá đất bắt đầu nhích lên từ giữa năm 2017, khi mà một dự án bất động sản lớn được mở bán. Lợi dụng điều này một số “cò đất” đã mua một số lô đất với giá thấp lúc thị trường chưa sôi động.

Sau đó, nhóm này tìm cách mua tiếp các lô đất gần đó hoặc mua đi bán lại chính các lô đã mua trước đây với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường. Đồng thời tung thông tin đất ở khu vực đã bắt đầu “sốt” để lôi kéo các nhà đầu tư khác. Lợi dụng tâm lý đầu tư theo hiệu ứng đám đông, nhiều nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào mua đất chờ lên giá kiếm lời, góp phần tạo nên những cơn sốt ảo, đẩy giá lên cao để kiếm lợi.

“Do các sàn môi giới đang “neo” giá cao nên giờ muốn giảm cũng rất khó. Một chiêu thức khác lần đầu tiên những doanh nghiệp bất động sản áp dụng là tung ra thị trường với số lượng nhỏ giọt. Một dự án có 20 lô đất thì họ chỉ đưa ra thị trường mỗi lần 5 lô. Đợt đầu giá thấp hơn thị trường khoảng 5%. Nhưng chỉ 2, 3 ngày sau doanh nghiệp đưa ra 5 lô nhưng giá thì tăng lên 15% so với đợt đầu”, một nhân viên môi giới tại TP. Phan Thiết cho biết.

Thực tế, các chuyên gia bất động sản cho rằng xét về phương diện mức giá đầu tư thì hiện tại, một số khu vực ven biển Bình Thuận rõ ràng đang có tiềm năng rất lớn, như một viên ngọc thô chưa được mài giũa. Bởi thời điểm này, các thị trường phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tương đồng về vị trí như Đà Nẵng, Nha Trang… có mức giá cao hơn gấp 10 lần.

Cụ thể, như Đà Nẵng đất ven biển thì đã có mức giá lên đến 300 triệu đồng/m2, nhưng cũng rất hiếm nguồn cung. Hay Nha Trang đến 450 triệu/m2, trong khi thị trường Phan Thiết đang ở mức có thể nói là chỉ 30-40 triệu đồng/m2 đất nền ven biển.

Các chuyên gia bất động sản cũng thừa nhận rằng bài toán về cơ sở hạ tầng và bất động sản luôn luôn đồng hành, hỗ trợ qua lại và gắn kết mật thiết với nhau. Bởi nếu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kết nối tốt thì giá bất động sản sẽ gia tăng, từ đó các nhà đầu tư sẽ an tâm rót tiền, triển khai mạnh dự án, sẽ thu hút nhà đầu tư, du khách.

Thật vậy, hiện tại, tiềm năng của Mũi Né, Kê Gà đang được các nhà đầu tư lớn tập trung đón đầu với hàng loạt dự án đã và đang triển khai. Theo đó, tuyến cao tốc TP HCM, Long Thành Dầu Giây đã hoàn hoàn chỉnh, Tuyến đường cao tốc Dầu giây – Phan Thiết – Nha Trang bắt đầu triển khai.

Bình Thuận cũng đang gấp rút triển khai công tác đến bù, GPMT để đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với điểm đầu trên Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (Bình Thuận), điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, trong đó chiều dài đoạn cao tốc là 99 km, đoạn tuyến nối từ cao tốc đến Quốc lộ 1 là 2,6 km. Tuyến cao tốc này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 120km/h, quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 14.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng.

Một điểm đáng chú ý là vào ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030. Từ cơ sở này, UBND tỉnh Bình Thuận đang triển khai quy hoạch mở rộng Khu du lịch quốc gia tiến về hướng Nam, kéo dài từ Mủi Né đến Kê Gà (Hàm Thuận Nam), với quy mô rộng hơn 20.000ha.

Nam Phong – Theo Nhịp sống kinh tế