Thị trường toàn cầu chờ tín hiệu từ Trung Quốc

Những thách thức đối với doanh nghiệp Trung Quốc

Tờ Người bảo vệ của Anh mới đây đã giật tít: “Trung Quốc vẫn tiếp tục nới lỏng các biện pháp phong tỏa mặc dù số ca nhiễm tăng kỷ lục”. Điều này đáng chú ý vì cách đây vài tuần, chỉ cần nơi nào xuất hiện ca nhiễm là sẽ bị phong tỏa diện rộng nghiêm ngặt. Đây là một sự thay đổi lớn và nhanh chóng trong cách tiếp cận của chính phủ Trung Quốc.

Còn theo tờ Thời báo Kinh tế của Anh, cuộc chiến chống COVID-19 ở Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế nước này và còn gây gián đoạn chuỗi ung ứng toàn cầu, đe dọa tăng trưởng kinh tế thế giới. Trung Quốc vực dậy sau đại dịch chắc chắn sẽ mở ra một nút thắt lớn với kinh tế toàn cầu.

Tuần qua, tâm lý lạc quan liên tiếp được phản ánh trên các bảng chỉ số chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, để mở cửa hoàn toàn như trước đại dịch, sẽ mất nhiều tháng trời. Đặc biệt, càng về dịp cuối năm, sức ép lên các ngành du lịch, dịch vụ sẽ càng lớn, vì mở cửa nền kinh tế là điều rất cần thiết, trong khi phòng dịch cũng quan trọng không kém.

Thị trường toàn cầu chờ tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Thị trường tỷ dân của Trung Quốc dần vực dậy sau cơn ốm COVID-19. (Ảnh: Bloomberg)

Thành phố Diên An vốn luôn thu hút đông đảo khách du lịch vì có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Trong thời kỳ giãn cách phong tỏa , nơi đây trở nên vắng bóng du khách. Vì vậy, người dân địa mất nguồn thu nhập.

“Lượng du khách nội địa sụt giảm hẳn. 3 năm trước, du khách ùn ùn kéo về đây, có cả khách nước ngoài. Nhưng dịch bệnh đã khiến nơi đây sạch bóng du khách. Du khách không muốn đeo khẩu trang và họ cũng sợ là nếu đang đi chơi mà tự nhiên có ca nhiễm lại bị phong tỏa tại địa phương”, anh Wang Zhihua, cư dân thành phố Diên An, Trung Quốc, chia sẻ.

Chính sách Zero COVID-19 còn khiến những thị trường ngoài đại lục như Hong Kong (Trung Quốc) gặp khó trong việc giữ chân doanh nghiệp nước ngoài. Trong năm 2022 này, Hong Kong (Trung Quốc) đã chứng kiến lượng người rời đi cao gấp 5 lần so với mọi năm, trong số đó có những nhân sự cấp cao trong ngành tài chính.

“Tôi muốn gia đình tôi được chuyển đến một nơi mà họ được di chuyển tự do trong cuộc sống hàng ngày. Còn cá nhân tôi, vì công việc mà phải đi công tác nước ngoài nhiều để kêu gọi đầu tư nên tôi cũng đành rời đi khi chính sách phong tỏa quá nghiêm ngặt”, ông John Wood, cựu nhân viên tài chính, cho biết.

Không chỉ trong du lịch, dịch vụ, mà cả lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng lao đao. Hãng Apple, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, mới đây đã cảnh báo lô hàng mùa Giáng sinh sẽ hụt 1/3 do nhà máy lắp ráp iPhone tại Trương Châu vừa có thời gian đóng cửa ngừng hoạt động.

“Chuỗi cung ứng của Trung Quốc chính là mắt xích quan trọng mùa Giáng sinh này. Sự thiếu hụt hàng hóa là điều rất rõ ràng”, ông Dan Ives, chuyên gia thuộc hãng nghiên cứu Wedbush, cho hay.

Cuối cùng là lĩnh vực bất động sản, một trong những trụ cột của kinh tế Trung Quốc. Giá nhà mới xây tại đây giảm liên tiếp kể từ tháng 5, riêng trong tháng 10 còn trượt giá ở mức kỷ lục của 7 năm qua, thúc đẩy Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra nhiều biện pháp cứu trợ cho ngành này. Tất cả những trở ngại này của nền kinh tế tỷ dân sẽ chưa thể được giải quyết nhanh chóng kể cả khi chính phủ ráo riết gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.

Trung Quốc bùng nổ đi lại – du lịch

Sau 3 năm phong tỏa nghiêm ngặt, để doanh nghiệp phục hồi là điều không thể diễn ra ngay được. Tuy nhiên những động thái mở trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch và đi lại của Chính phủ Trung Quốc tuần qua, trong mùa làm ăn lớn nhất trong năm, được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể doanh số.

Ga tàu lửa cao tốc Nam Quảng Châu bổ sung 50 chuyến tàu đi Thâm Quyến. 92 cặp tàu từ Tây An đi Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu. Các tuyến tàu lửa cao tốc hầu hết tại các tỉnh, thành Trung Quốc đã hoạt động bình thường khi hành khách không phải trình kết quả xét nghiệm. Một ngày, cả nước có hơn 4.600 chuyến tàu cao tốc, vận chuyển hơn 3 triệu hành khách.

“Trước lưu lượng hành khách tăng đột biến, ga đã tăng cường khử trùng phương tiện, chỗ ngồi, thông gió. Chúng tôi bố trí xét nghiệm tại chỗ miễn phí cho khách tự nguyện xét nghiệm nếu cần”, bà Tiêu Ninh, Phó Giám đốc Ga tàu Zibo – Sơn Đông, Trung Quốc, cho biết.

Đón đầu xu thế mở cửa với thế giới sau 3 năm gần như đóng cửa, các hãng hàng không Trung Quố dồn dập nối các chuyến bay quốc tế. 3 hãng hàng không Air China, China Southern Airline, China Eastern Airline đã mở 136 đường bay quốc tế. Đường bay mở nhiều nên giá vé bình quân giảm hơn 7,2% so với tháng trước khi lượng khách mua tăng 22%. Dự báo, nếu rút ngắn thời gian cách ly ít hơn 5 ngày như hiện nay hay hủy bỏ cách ly, khách quốc tế sẽ tăng đột biến, nhất là Hoa kiều về quê đón Tết.

“Từ tháng 12, hãng đã nối 21 chuyến bay quốc tế đến New York, Franfurt, Rome, Dubai, Kathmandu. Tháng 1/2023, chúng tôi mở lại 56 đường bay quốc tế đến 34 nước với 146 chuyến bay quốc tế 1 tuần”, bà Tống Đình, Phó Giám đốc Phòng Tiếp thị – China Southern Airline, cho hay.

Vé máy bay, vé tàu cao tốc đã giảm mạnh cùng nhiều khuyến mãi nên các điểm du lịch tại Trung Quốc nhộn nhịp trở lại tại hầu hết các tỉnh thành. Du lịch tránh mùa đông tại Hải Nam có khí hậu nhiệt đới trở thành điểm hót nhất hiện nay khi tất cả các hạn chế, kiểm soát dịch được tháo gỡ.

Nghỉ Tết cận kề, với đợt Xuân vận về quê đón Tết kéo dài cả tháng, nhiều dự báo lượng khách đi lại sẽ hồi phục mạnh, với hàng tỷ lượt chuyến đi.

Trung Quốc gỡ bỏ gần hết các hạn chế đi lại trong nước. Các hãng hàng không lên kế hoạch nối mạnh đường bay quốc tế trong tháng 1/2023. Với đà này, nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ sớm dỡ bỏ kiểm soát biên giới để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và khối ASEAN

Thị trường tỷ dân của Trung Quốc dần vực dậy sau cơn ốm COVID-19 cũng sẽ mở ra một nút thắt cho kinh tế khu vực châu Á. Những quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan cũng sẽ tìm được lối ra cho hàng hóa xuất khẩu khi nhu cầu nội địa của Trung Quốc hồi phục.

Các quốc gia trong khối ASEAN cũng sẽ chờ đợi sự mở cửa và phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc vì hai bên là đối tác thương mại rất quan trọng của nhau.

Bên cạnh tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt kỷ lục mới trên 669 tỷ USD, Trung Quốc còn là nhà đầu tư FDI hàng đầu tại nhiều nước ASEAN. Việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở cách lĩnh vực vận tải, đi lại đều có ý nghĩa quan trọng với việc thông quan hàng hóa, phối hợp duy trì ổn định chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất.

Kinh doanh khởi sắc khi Trung Quốc nới lỏng chống dịchKinh doanh khởi sắc khi Trung Quốc nới lỏng chống dịch

VTV.vn – Các động thái gỡ bỏ gần hết những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, tạo đà cho năm 2023 tăng trưởng GDP cao hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *