Thách thức cạnh tranh chuỗi cung ứng khi Trung Quốc mở cửa

Thách thức cạnh tranh chuỗi cung ứng khi Trung Quốc mở cửa - Ảnh 1.

Những sự thay đổi và dịch chuyển trong chuỗi cung ứng sau dịch COVID-19 đã khiến Công ty Công nghiệp Towa Việt Nam xây dựng kế hoạch có thể tăng mua hàng nội địa. Tuy nhiên, việc này lại gặp trở ngại khi khả năng đáp ứng của doanh nghiệp nội cả về chất lượng và số lượng còn hạn chế.

“Khi làm việc với các nhà cung ứng Việt Nam, ví dụ khi được hỏi, họ có thể đáp ứng được 100 chiếc nhưng chúng tôi lại muốn khoảng gấp 100 lần, họ sẽ không đủ thiết bị để đáp ứng”, ông Yutaka Watanabe, Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp Towa Việt Nam, cho biết.

Trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam được nhận định là hưởng lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng dịch chuyển, nhưng làm sao để giá thành sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn để tham gia vào các doanh nghiệp đầu cuối là không đơn giản. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế về giá thành bởi quy mô sản xuất số lượng lớn.

Thách thức cạnh tranh chuỗi cung ứng khi Trung Quốc mở cửa - Ảnh 1.

Trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam được nhận định là hưởng lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng dịch chuyển. (Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư)

“Trong khi mọi thứ đều tăng giá, người mua hàng không tăng và thậm chí sau thời gian dài ổn định sản xuất, mình tính toán lại để giảm giá để họ tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đầu cuối của họ. Đó là một bài toán liên đới, đòi hỏi doanh nghiệp phải mạnh mẽ trong đầu tư cải tiến hệ thống và công nghệ. Tính liên kết của các doanh nghiệp Việt cần mạnh mẽ hơn”, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí Điện TP Hồ Chí Minh, nhận định.

“Nhiều nguyên, phụ liệu, vật liệu và các linh kiện chúng tôi nhập từ Trung Quốc lên đến 50%, một số ngành lên đến 70%. Một số doanh nghiệp trong nước và FDI cố gắng tìm hiểu độ lớn thị trường để đầu tư”, ông Kiều Huỳnh Sơn, Giám đốc Công ty Thép Việt, cho hay.

Năm 2022, Việt Nam nhập từ Trung Quốc nhiều nhất là các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc với giá trị hơn 20 tỷ USD, dự báo con số này sẽ còn tăng lên khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sau dịch. Vì vậy, thách thức cũng sẽ là không nhỏ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Việt Nam để hiện thực mục tiêu nội địa hóa 65 – 70% trong các năm tới.

Trung Quốc “mở cửa”, giá thanh long tăng gấp 3 lầnTrung Quốc “mở cửa”, giá thanh long tăng gấp 3 lần

VTV.vn – Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã giúp thanh long xuất khẩu sang thị trường này thuận lợi hơn trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *