Hạ tầng “bấm nút” cho bất động sản Bình Thuận

Dự án cao tốc Nha Trang – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây hiện đã giải phóng mặt bằng được gần 50%, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn tất toàn bộ để sẵn sàng cho việc khởi công, dự kiến trong năm 2020. Đây là thông tin được chia sẻ từ lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và được các chuyên gia đánh giá sẽ có tác động mạnh tới thị trường bất động sản sắp tới.

Hạ tầng “bấm nút” cho bất động sản Bình Thuận


Phối cảnh tổng thể Tổ hợp Du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Phan Thiet



“Sợi chỉ đỏ” kết nối hạ tầng




Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Phan Nguyễn Hoàng Tân, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, 2 dự án cao tốc Nha Trang – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện đã giải phóng mặt bằng được gần 50%. Trong năm nay, tỉnh sẽ gấp rút đền bù để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, dự kiến trong quý IV/2020 sẽ khởi công dự án.

“Hiện tại, 2 tuyến cao tốc nối Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Cam Ranh (Khánh Hòa) đang mở thầu, 2 tuyến này là hiện thực, chứ không phải thông tin dự kiến như trước nữa”, ông Tân nói và phân tích thêm, sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá sẽ trong tương lai gần.

Theo ông Tân, 2 tuyến cao tốc này nằm trong dự án đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư là 39.660 tỷ đồng.

ảnh 1

 


Dự án có tổng chiều dài 160 km, gồm 3 dự án thành phần: Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài 12 km, Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 100,8 km, Phan Thiết – Dầu Giây dài 47,5 km. Toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1.179,45 ha.

Sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m; vận tốc thiết kế từ 100 – 120 km; toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km.

Ngoài thông tin 2 tuyến cao tốc này sẽ được khởi công vào cuối năm 2020, một loạt dự án hạ tầng đã và sắp triển khai cũng khiến cho thị trường bất động sản Bình Thuận phát triển mạnh mẽ. Trong đó, phải kể đến Sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy mô từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Theo công bố chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, Sân bay Phan Thiết có tổng vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Với quy mô được nâng lên cấp 4E, Sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Đối với hạng mục hàng không dân dụng, tỉnh đang triển khai các thủ tục đầu tư theo hình thức BOT theo chủ trương của Chính phủ.

Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới “thủ đô resort” cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.

Song với đó, sự kiện thông xe cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được xem là nguyên nhân đưa nền kinh tế Bình Thuận, mà đặc biệt là bất động sản khởi sắc. Năm 2019, Bình Thuận chính thức trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản biển, trong đó Phan Thiết, Mũi Né hay Lagi là những địa danh “hưởng trọn” nguồn lợi từ sự bứt phá hạ tầng này.

Chưa kể, tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh với chiều dài hơn 180 km đã được nâng cấp cơ bản hoàn thành tạo nên “trục xương sống” đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ địa phương.

Ngoài ra, có 3 tuyến đường tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư để phát triển trọng điểm và cấp bách. Đó là đường ĐT719B Phan Thiết – Kê Gà, thiết kế dài 25,4 km, rộng 16 m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; đường ĐT719 Kê Gà – Tân Thiện, thiết kế dài 32,4 km, rộng 8 m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; Đường ĐT711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang Quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT706B, dài 41 km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.


Siêu dự án đổ bộ

Có thể nhìn nhận một thực tế rằng, Bình Thuận vốn có nhiều thế mạnh về du lịch và bất động sản biển, thế nhưng, tiềm năng du lịch của địa phương này thời gian qua vẫn chưa thật sự được đánh thức. Năm 2014, Mũi Né – Phan Thiết được bình chọn đứng thứ 2 trong top những bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á (theo trang Canadian Traveller), top 10 bãi biển ấn tượng của châu Á – Thái Bình Dương (theo Skyscanner) và là một trong 6 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam (tạp chí du lịch Rough Guides).

Ngoài Boracay (Philippines), bãi biển Phan Thiết là một trong 2 bãi biển tại Đông Nam Á thực hiện được môn lướt sóng với diều (kite surfing). Với lợi thế vịnh nông, lại hút gió, Phan Thiết có thể cung cấp những dịch vụ thể thao biển mà người phương Tây đặc biệt ưa thích, đồng thời cũng có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch nội địa.

Không chỉ biển mới mang lại cho Bình Thuận những tiềm năng lớn, các danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại nơi đây đã đưa Bình Thuận trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với phong phú các loại hình: từ nghỉ dưỡng, tham quan du lịch đến thể thao, du lịch tín ngưỡng, hội nghị.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trước sự bứt phá mạnh mẽ của hạ tầng đã được phân tích trên, hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn đã đổ bộ về Bình Thuận.

Cụ thể, trên cung đường resort Võ Nguyên Giáp (TP. Phan Thiết) có thể kể đến Dự án Mũi Né Summerland Resort – tổ hợp giải trí và tiệc tùng theo mô hình Lasvegas, Macau thu nhỏ có quy mô 31,5 ha của Hưng Lộc Phát Corp, Dự án Thanh Long Bay quy mô 120 ha của Tập đoàn Nam Group, đặc biệt là Dự án NovaWorld Phan Thiet với quy mô 1.000 ha của Tập đoàn Novaland, đang được giới phân tích đánh giá sẽ làm “thay da đổi thịt” thị trường bất động sản Bình Thuận.

NovaWorld Phan Thiet được phát triển theo mô hình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí và thể thao biển, mang tầm vóc đô thị với nhiều hình thức lưu trú đa dạng như nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng (second-home), shophouse mặt biển…

Dự án xây dựng cụm tiện ích đẳng cấp quốc tế như: trung tâm thể thao phức hợp khoảng 220 ha gồm cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế đủ điều kiện để đăng ký tổ chức giải PGA Tour (Hội Gôn Thủ chuyên nghiệp), khu thi đấu thể thao trong nhà, ngoài trời, sân vận động…; cụm công viên chủ đề, công viên nước 25 ha; công viên thiếu nhi; khu phức hợp Trung tâm thương mại – Hội nghị – Ẩm thực – Giải trí cho gia đình; loạt khách sạn 3 – 5 sao, khách sạn Boutique; khu resort; trung tâm chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ quốc tế (International Clinic – spa)…

Tận dụng địa thế giáp 7 km mặt biển, NovaWorld Phan Thiết sẽ phát triển mô hình công viên bãi biển (bikini beach) quy mô khoảng 16 ha; gồm nhiều tiện ích độc đáo như bãi biển chắn sóng (Ocean Lagoon), quảng trường sân khấu ngoài trời theo kiến trúc Colosseum, bar, khu mua sắm ven biển, khu bay kinh khí cầu…, cùng những hoạt động thể thao mạo hiểm như lướt ván bay, trượt nước…

Chuỗi tiện ích về thể dục thể thao tại NovaWorld Phan Thiet được kỳ vọng góp phần đưa nơi đây trở thành trung tâm nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển của khu vực châu Á.