Sức ép tạo nên những thành phố thông minh


Áp lực dân số và phát triển

Có mật độ dân số trung bình 16.500 người/km2, Seoul là một trong những “siêu đô thị” lớn nhất thế giới. Với s

ức chứa khoảng 20% dân số, thủ đô Hàn Quốc đang phải đối mặt với những tình trạng không thể tránh khỏi: ô nhiễm, tắc đường, tình trạng thiếu nhà ở và mất kiểm soát gia tăng dân số.

Ngay phía tây nam Seoul, Thung lũng Công nghệ Pangyo đặt tại thành phố mới Pangyo (Seongnam) có mục tiêu trở thành “nhà” cho các doanh nghiệp. Với hơn 1.300 công ty, chủ yếu là các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc ngành dược phẩm sinh học, ngày nay nơi này

được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Hàn Quốc.


​Theo Báo cáo Đô thị thông minh tại Hàn Quốc của


MIU – một đơn vị phân tích và nghiên cứu thuộc

Tạp chí Nhà Quản lý

, d


ân số của Pangyo đạt gần 130.000 người cuối năm 2018, tăng khoảng 43%. Lượng người đi lại chỉ riêng trong tuần đầu tháng 1/2019 tăng 75% so với 5 năm trước, đạt mức gần 26.000 người tại các bến tàu điện.


Pangyo Techno Valley đang dần trở thành cái nôi thu hút nhân lực trẻ và nhân lực nước ngoài.


Cả Seoul và


Pangyo đều trở thành thành phố thông minh.

seoul-7150-1570760541.jpg

Một góc Seoul. Ảnh:

Nhà Quản Lý.


Trước những áp lực về dân số, môi trường và phúc lợi, Seoul buộc phải thông minh hơn để thích ứng.


Với t


hung lũng Công nghệ Pangyo, để phát triển, thành phố cần đáp ứng được những yêu cầu thông minh từ hệ thống để


hỗ trợ các doanh nghiệp và thu hút nhân tài.


“Sẽ không có một phương án nào có thể giải quyết những thách thức của Seoul và chính quyền thành phố đã chọn phương án “lấy con người làm trọng tâm” cho những định hướng mang tính chất bền vững của thành phố”, báo cáo của MIU chỉ ra.


Hình thành đô thị thông minh


Theo MIU, Seoul trở thành một ví dụ điển hình trong việc


thay đổi định nghĩa về “thành phố thông minh”. Các khái niệm phổ biến vẫn cho rằng thành phố thông minh lấy công nghệ làm trung tâm, nhưng với Seoul, con người mới là trung tâm.


Để người dân cùng đồng hành với chính phủ trong việc thực hiện hoá các chính sách, Seoul được công nhận là thành phố đứng đầu toàn cầu về quản trị chính đô thị điện tử (municipal e-Governance). Nhờ nỗ lực không ngừng trong nhiều năm qua, Seoul đã trở thành đô thị thông minh số một thế giới trên khía cạnh này, theo đánh giá của Juniper Research năm 2018. Ngoài ra, trong vòng 5 năm tới, Seoul sẽ đầu tư khoảng 108 triệu USD ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào 14 dịch vụ công cộng bao gồm: bỏ phiếu, cấp giấy chứng nhận phúc lợi lao động…

Ông Lee Gyeong Taek, Tổng giám đốc Tập đoàn Bất động sản Bosung, Cựu Tổng giám đốc Công ty xây dựng Samsung định nghĩa, một thành phố thông minh là sử dụng các công nghệ như công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), trí tuệ nhân tạo (AI) để kết nối giữa các nhà phát triển và người dùng. Ông cho rằng c

ần có sự thấu hiểu giữa các nhà hoạch định, Chính phủ và cả người dân để xác định những đặc điểm cần thiết mà một dự án thành phố thông minh cần có. Chỉ có như vậy mới tạo ra một dự án thành phố thông minh thành công.


Một mình công nghệ sẽ không đủ để đảm bảo cho việc xây dựng các thành phố thông minh. Theo ông


Yee Yong Kab, Giám đốc đối ngoại Marcoll Consulting Group, Cựu Phó chủ tịch tại các tập đoàn GM Hàn Quốc, Microsoft Hàn Quốc, Yahoo Hàn Quốc cho rằng điều quan trọng nhất là việc kết hợp đa dạng các phương tiện đảm bảo sự tương tác giữa các nhà hoạch định. Sự thành công của một thành phố thông minh không chỉ là dựa vào mức độ hiện đại của công nghệ mà còn đến từ việc tạo cho dân cư thành phố có sự gắn kết với chính thành phố đó.

thanh-pho-3-3542-1570760541.jpg

Quang cảnh thành phố Pangyo. Ảnh:

Nhà Quản Lý.


Còn với thung lũng Công nghệ Pangyo, nơi đây có


lợi thế xây dựng mới. Pangyo không phải quan tâm đến những khoản đầu tư chồng chéo không hiệu quả khi nâng cấp hay mở rộng các dịch vụ. Hệ thống thành phố thông minh được thiết lập cùng với bản quy hoạch. Pangyo sở hữu một trung tâm điều hành thành phố thông minh rộng rãi và sử dụng đường truyền cáp quang mạnh. T


hủ tục hành chính và các dịch vụ tài chính nhanh gọn được xem như một trong những điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.

Một ví khác đến từ thủ đô của Mỹ.

Washington D.C được thiết kế bởi người Pháp từ thế kỷ 18 nên có nền tảng kiến trúc vững chắc. Nhưng


từ một thủ đô hành chính với nhiều kiến trúc thoạt nhìn có vẻ nhàm chán,


Washington D.C


trở thành một trong những đô thị thông minh bậc nhất. Trong đó, yếu tố thông minh được thể hiện rất rõ qua cách thành phố xử lý và vận hành hai vấn đề căn bản: giao thông và quản lý nguồn nước.


Theo ông


Martin Rama, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới,


ở các nước đang phát triển, người ta nói nhiều tới xây mới bởi đô thị hóa là quá trình tất yếu của các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng ở những nơi phát triển như Mỹ, hay cụ thể là Washington D.C, giải quyết trên nền tảng sẵn có quan trọng hơn. Nhưng dù là ở đâu, thì câu hỏi đặt ra là đặt cơ sở hạ tầng ở đâu và hoạch định chúng như thế nào. “Washington D.C sẽ không mở rộng. Vì vậy vấn đề là làm sao tận dụng được tốt nhất những gì thành phố này có. Và nó liên quan rất nhiều tới giao thông”, Martin cho hay.


Đô thị Việt Nam cần gì?

Thực tế, các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng cũng gặp những áp lực tương tự

Washington D.C, Seoul hay


Pangyo.

Thuộc nhóm đang chuyển mình – thành phố

lớn nhất trong khu vực, sở hữu nhiều tiềm năng với cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội có sẵn nhưng bị giới hạn về nguồn lực nên hoạt động chưa hiệu quả, theo MIU, TP HCM c


hỉ cần áp dụng những sáng kiến đô thị thông minh đơn giản nhất là có thể tạo ra khác biệt và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân.

Hà Nội thuộc nhóm các thành phố mới nổi có độ lớn tầm trung có thể hưởng lợi nhờ tích hợp cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm nhằm tạo ra tác động mà vẫn tiết kiệm chi phí. Do đó, thành phố cần được đầu tư trên quy mô lớn. Nhưng thực tế, nguồn lực tài chính lại bị giới hạn vì quy mô nhỏ của chính chúng.

MIU cho rằng Đà Nẵng là thành phố hạt giống với

ít hơn một triệu dân, có thể được sử dụng làm mô hình thí điểm và tăng quy mô theo định hướng thành phố thông minh một cách nhanh chóng. Một vài thành phố loại này đang sắp bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và quy hoạch thông minh có thể quản lý quá trình đó một cách bền vững.