Những tố chất cần có để trở thành phi công

Boeing từng dự báo, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 244.000 phi công mới trong 20 năm tới. Cơ hội nghề nghiệp tốt, thu nhập hấp dẫn nhưng nghề phi công đòi hỏi những tố chất đặc thù.

Đảm bảo yêu cầu về thể lực và thể hình

Cục Hàng không Việt Nam quy định người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh tàu bay, người và tài sản trong thời gian bay. Vì góp phần quyết định trực tiếp đến an toàn chuyến bay, phi công phải đáp ứng tiêu chuẩn tiên quyết về sức khoẻ thể chất.

Nhung to chat can co de tro thanh phi cong hinh anh 1 19003634568_128dd83a57_b_1.jpg

Phi công cần đạt tiêu chí khắt khe về thể chất.

Tùy từng hãng hàng sẽ đặt ra tiêu chuẩn khác nhau về chiều cao, cân nặng. Theo chuyên gia, thông thường phi công nam cao trên 165 cm, nặng trên 52 kg; nữ cao trên 158 cm, nặng trên 50 kg. Ngoài ra, nghề phi công còn đòi hỏi phải theo dõi, thành thạo hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái. Người điều khiển tàu bay cần có thị lực tốt, khả năng quan sát linh hoạt. Mỗi ứng viên trước khi vào nghề đồng thời được kiểm tra để xác định không có bệnh lý gây ảnh hưởng đến hành trình bay.

Vượt qua khóa huấn luyện

Bước qua kỳ tuyển chọn, học viên tiếp tục tham gia khóa học và huấn luyện nghiêm ngặt, kỷ luật cao khoảng 2 năm. Những kiến thức về nguyên lý bay, máy bay, hệ thống, thiết bị hàng không, nhân tố khí tượng, lập kế hoạch bay… sẽ tạo nền tảng và hiểu biết cơ bản về nghề. Thời gian này bao gồm cả giờ học tiếp cận với thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay. Đây cũng được xem như giai đoạn để học viên xác định mình có thực sự đam mê và muốn theo nghề gắn với bầu trời lâu dài hay không.

Nhung to chat can co de tro thanh phi cong hinh anh 2 Vietjet_1.jpg

Mỗi học viên trải qua các khoá huấn luyện nghiêm ngặt trước khi trở thành phi công.

Tuy nhiên, để trở thành người điều khiển “cánh chim sắt”, học viên không chỉ cần có vậy, mà phải ngồi lái phụ, tích lũy hàng nghìn giờ trước khi được cấp chứng nhận trở thành phi công chính. Hành trình sau đó vẫn tiếp nối khi mỗi năm, phi công trải qua 8 lần thi – huấn luyện định kỳ, và bắt buộc đạt nếu không muốn bị huỷ bằng.

Cơ hội rộng mở

Học phí cao vốn trở thành một trong những dấu hiệu định vị nhận biết nghề phi công. Đặc thù nghề đòi hỏi tập luyện với thiết bị đắt đỏ cùng giảng viên giàu kinh nghiệm, huấn luyện bay ở nước ngoài nên chi phí đào tạo cao hơn nhiều phần lớn lĩnh vực khác.

Nhung to chat can co de tro thanh phi cong hinh anh 3 4.jpg

Học phí đào tạo phi công lớn nhưng cơ hội nghề nghiệp mở rộng.

Tuy nhiên, khi có trong tay tấm bằng, cơ hội nghề nghiệp của phi công lại mở rộng với mức lương hấp dẫn. Năm qua, một hãng hàng không tiết lộ lương của một chỉ huy tàu bay ở mức trung bình 150 triệu đồng/tháng. Đây là con số đáng mơ ước của hầu hết người trẻ, nhưng đồng thời tương xứng với mức học phí lớn.

Bên cạnh thu nhập, trải nghiệm trên mỗi chuyến bay có lẽ là tài sản phi công khó tìm thấy ở ngành nghề khác.

Hoàng Hạnh Nhi, nữ phi công của Vietjet, một trong những nữ phi công 9X đầu tiên của Việt Nam, cho biết ước mơ trở thành phi công cũng như niềm yêu thích bầu trời lớn dần từ những ngày còn học phổ thông.

Chia sẻ về quyết định gắn bó với nghề phi công, gắn bó với Vietjet, Hạnh Nhi nói: “Vietjet rất trẻ trung, sáng tạo. Hãng mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội để người trẻ phát triển không giới hạn. Hơn nữa, giấc mơ của Vietjet là mang đến cơ hội đi máy bay cho hàng triệu người Việt từ nông thôn đến thành thị. Đó cũng là giấc mơ cả đời của một người làm phi công”.

Đặt vé cùng Vietjet từ ngày 20/2 tới 29/2 với mã khuyến mãi “BOOKNOW50” sẽ được giảm 50% giá vé cho các chặng bay khắp Việt Nam và quốc tế đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Campuchia… Thời gian bay từ 20/2 tới 27/4. Thông tin chi tiết độc giả theo dõi

tại đây

.

Các đường bay Đà Nẵng – New Delhi và Hà Nội – Mumbai được khai thác từ ngày 14/5 với tần suất lần lượt là 5 chuyến khứ hồi/tuần và 3 chuyến khứ hồi/tuần, trong khi đường bay TP.HCM – Mumbai khai thác 4 chuyến khứ hồi/tuần từ ngày 15/5. Hai đường bay TP.HCM/ Hà Nội – New Delhi hiện được phục vụ với tần suất lần lượt là 4 chuyến khứ hồi/tuần và 3 chuyến khứ hồi/tuần.