Loạt kiến nghị để phá băng thị trường bất động sản

Loạt kiến nghị để phá băng thị trường bất động sản
Loạt kiến nghị để phá băng thị trường bất động sản
Nhiều dư địa chính sách cho bất động sản. Ảnh Cao Nguyên.

Dự kiến năm 2023 thị trường BĐS sẽ bước sang trang mới khi nhiều Luật liên quan sẽ được sửa đổi và thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai; trong đó, rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi.

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều sự dịch chuyển và ngày càng chuyên nghiệp hơn, nghĩa là chúng ta đã có những doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng, mô hình sản phẩm rõ ràng và thị trường bắt đầu có các loại quỹ tham gia vào thị trường.

Bà Trang Bùi nhận định, BĐS là mạch xương sống của nền kinh tế tài, là an sinh xã hội, trải dài ở tất cả các phân khúc. Về viễn cảnh thị trường BĐS Việt Nam năm 2023, BĐS không chỉ dừng lại ở căn hộ, đất nền, nhà ở xã hội mà còn rất nhiều phân khúc khác.

TS Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hiện nay đang có nhiều yếu tố tác động đến thị trường BĐS.

Ông Hiếu nhận định, trên thực tế từ phía Chính phủ đã rất chủ động hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường BĐS nói riêng và môi trường thể chế nói chung như kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai; kế hoạch sửa đổi luật kinh doanh BĐS; kế hoạch sửa đổi Luật Nhà ở… để chủ động xây dựng thị trường hướng đến bền vững và ổn định.

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh Tuấn Ngọc.
TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh Tuấn Ngọc.

Bên cạnh đó, hành động từ Chính phủ cũng rất quyết liệt. Khi xuất hiện các vấn đề, Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác rà soát khó khăn và hoạt động tích cực.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, những động thái từ Chính phủ về mặt thể chế để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS cả trong ngắn hạn và cả tầm nhìn dài hạn.

Theo vị này, khoảng từ đầu năm 2023 từ góc độ chính sách, thị trường BĐS vẫn có thể tiếp tục phải cầm chừng và có thể có những thay đổi bước sang quý II. Tuy nhiên, đây là những thay đổi có điều kiện, tức là phụ thuộc rất nhiều vào hành động. “Dù vậy, nếu có các vấn đề khác bất ngờ xảy ra cũng có thể thay đổi thị trường sớm hơn”, ông Hiếu nói.

Trong khi đó, PGS-TS Trần Kim Chung – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, thị trường BĐS là một trong 4 thị trường trọng tâm được Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian gần đây.

Trước những triển vọng tích cực, để thị trường BĐS tiếp tục phát triển, vị này kiến nghị một số giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến BĐS; hoàn thiện các chỉ báo thị trường BĐS như chỉ số giá đất, chỉ số giá nhà, chỉ số thị trường nhà…; tăng cường minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực tiềm năng các doanh nghiệp phát triển BĐS cần hướng đến tính chuyên nghiệp.

Đặc biệt, TS Trần Kim Chung nhấn mạnh, cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung (người làm) sẽ chuyển sang phía cầu (người mua) với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện.

Trước đây, chúng ta đã thực hiện các gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *