Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng

Sáng ngày 26/9, hầu hết các quận huyện ở TP.Hồ Chí Minh lại xuất hiện lớp mù đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục.

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 1.

Sáng 26.9, website giám sát chất lượng không khí AirVisual cảnh báo không khí TP.Hồ Chí Minh ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ) – đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khoẻ của người dân. Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày 26.9 tại TP.Hồ Chí Minh đo được cao nhất là 172. Chỉ số bụi mịn PM2.5 ở mức 95,8 µg/m³, cao hơn gấp gần 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 2.

Mù bao phủ trung tâm TP.Hồ Chí Minh nhìn từ cầu Thủ Thiêm sáng ngày 26.9. Ảnh: M.Q

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 3.

Lớp mù dày đặc tại khu vực sông Sài Gòn khiến các tòa nhà phía quận 2 dường như biến mất, nếu nhìn từ cầu Thủ Thiêm. Ảnh: M.Q

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 4.

Người dân di chuyển trong bầu không khí mờ ảo trên Xa lộ Hà Nội. Gần trưa nhưng khung cảnh như sáng sớm. Ảnh: M.Q

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 5.

Tòa nhà Landmark 81gần như ‘biến mất’ trong bầu không khí mù đặc ở TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: M.Q

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 6.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên – Môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường TP.Chí MInh) đo tại 30 vị trí trong tháng 9 cho thấy, các chất ô nhiễm tăng đột biến. Trong đó, sự gia tăng bụi mịn PM10; PM 2.5 tăng từ 1,9 lên 2,2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 7.

Tình trạng mù gây ô nhiễm không khí những ngày qua cũng thường xảy ra định kỳ hàng năm vào khoảng tháng 9 và 10 tại TP.Hồ Chí Minh – được gọi là sương mù quang hóa. Sương mù quang hóa là một dạng ô nhiễm xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển. Ánh sáng mặt trời phản ứng với các khí thải động cơ, công nghiệp… tạo ra ozone, PAN và aldehit tạo ra hiện tượng này, gây độc hại cho sức khỏe con người.

Lại “báo động đỏ”, bầu trời Sài Gòn mù mịt ô nhiễm nặng - Ảnh 8.

Để hạn chế ảnh hưởng sức khỏe, người dân được khuyến cáo hạn chế tham gia giao thông. Nếu phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính che toàn bộ mắt..

Theo Minh Quân

Lao động