Hai yếu tố làm nên kết quả tăng trưởng cao và toàn diện

“Trạng thái bình thường mới” khác hẳn “trạng thái cũ” về nhiều mặt, từ đi lại, làm ăn ở trong nước (giữa các vùng, địa phương) và làm ăn với nước ngoài (xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu dịch vụ…).

Đặc biệt, những địa phương đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động, đóng góp nhiều trong việc giải quyết việc làm, sản phẩm công nghiệp, đóng góp thu ngân sách cao… còn có nhiều khác biệt hơn hẳn “trạng thái cũ”… Với “trạng thái cũ”, các địa phương trong cả nước cũng như các địa phương trên gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm, sản xuất sản phẩm, thu ngân sách… Sau khi chuyển chiến lược phòng, chống đại dịch, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, các địa phương và cả nước đã đạt được những kết quả cao và toàn diện.

Yếu tố thứ hai là hiệu quả đầu tư. Vai trò quan trọng này được biểu hiện trên nhiều khía cạnh. Lượng vốn đầu tư – thể hiện bằng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP – năm 2022 thấp hơn tỷ lệ tương ứng của nhiều năm trước (dưới 33% so với 34%). Tốc độ tăng năng suất lao động không đạt được kế hoạch. Tổng cầu còn yếu, thể hiện ở tỷ lệ thương mại bán lẻ/GDP năm 2022 còn đạt thấp hơn nhiều năm trước, tỷ lệ thương mại bán lẻ/tiêu dùng cuối cùng thấp hơn nhiều năm trước, thể hiện ở xuất siêu cao gấp đôi năm trước và là năm thứ 8 liên tiếp xuất siêu…

Hệ số Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phản ánh để tăng 1 đồng GDP phải đầu tư bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Theo đó, ICOR cao thì hiệu quả đầu tư thấp, ICOR thấp thì hiệu quả đầu tư cao; ICOR tăng thì hiệu quả đầu tư giảm, ICOR giảm thì hiệu quả đầu tư tăng. ICOR của Việt Nam 2 năm trước đại dịch ở mức dưới 6 lần, nhưng đã từng ở mức rất cao vào năm 2020 (12,17 lần) và 2021 (15,54 lần). Như vậy, hiệu quả đầu tư giảm và ở mức rất thấp, chủ yếu do tác động của đại dịch.

Năm 2022, theo ước tính, ICOR đã giảm xuống còn khoảng 5,92 lần, thấp xa so với năm 2020, 2021. Điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư cao và tăng.

Hiệu quả đầu tư cao và tăng đã làm cho lượng vốn đầu tư ít hơn, nhưng tăng trưởng GDP cao hơn. Hiệu quả đầu tư cao và tăng không chỉ làm cho tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, mà còn góp phần làm cho các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia tính trên GDP không tăng, thậm chí còn giảm.

Hiệu quả đầu tư cao và tăng là tiền đề để giảm áp lực đối với lạm phát, là điều kiện để giảm khấu hao, giảm chi phí sử dụng vốn trong giá thành, giá bán sản phẩm hàng hóa sản xuất – kinh doanh. Điều này lý giải một phần khi tốc độ tăng giá sản xuất thấp hơn tốc độ tăng giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, thấp xa so với tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu, góp phần làm cho giá tiêu dùng tăng thấp.

Hiệu quả đầu tư cao và tăng cũng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa sản xuất của nước ngoài khi xuất khẩu. Đây là điều kiện để xuất khẩu đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn nhập khẩu và là một trong những yếu tố góp phần làm cho Việt Nam xuất siêu lớn, liên tục. Đến lượt, xuất siêu lại góp phần tăng trưởng kinh tế.

Hiệu quả đầu tư cao và tăng tác động tốt đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động.

Hiệu quả đầu tư cao và tăng là yếu tố quan trọng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Nếu GDP là hiệu quả tổng hợp, thì thu ngân sách là hiệu quả của hiệu quả. Theo đó, hiệu quả đầu tư cao và tăng là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng thu ngân sách, kể cả bội thu như năm nay…

VNREX || ✅ Trang tin Bất Động Sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *