‘Doanh nghiệp Nhà nước xin về lại Bộ đi ngược chủ trương cải cách’

Mới đây, trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng, đại diện nhiều doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã “than khó”, đưa ra nhiều vướng mắc trong việc việc thực hiện các dự án.

Đặc biệt, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, bày tỏ mong muốn doanh nghiệp trở về Bộ Giao thông Vận tải bởi không được giao vốn ngân sách năm 2020 do vướng Luật Ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp này cho biết không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nên không được giao vốn nữa.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc tách bạch việc quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. Việc doanh nghiệp xin về lại Bộ giống như một bước thụt lùi trong cải cách.


Các doanh nghiệp đang kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2019, tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt trên

1,47 triệu tỷ đồng

, tăng 6,4% so với năm 2018.

Một số tập đoàn, tổng công ty đạt doanh thu cao như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt

736.000 tỷ đồng

(tăng 17%), Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt

393.000 tỷ đồng

(tăng 14,5%), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt

20.000 tỷ đồng

(tăng 13,6%)…

'Doanh nghiep Nha nuoc xin ve lai Bo di nguoc chu truong cai cach' hinh anh 1 2_2.jpg

Nhiều doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong năm 2019. Ảnh:

Minh Trí.

Tổng nộp ngân sách của 19 doanh nghiệp là trên

220.000 tỷ đồng

. Tổng kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm của một số doanh nghiệp do Ủy ban quản lý vốn làm đại diện sở hữu đạt

2,2 tỷ USD

.

Kết thúc năm 2019, PVN nộp ngân sách Nhà nước đạt

108.000 tỷ đồng

, vượt 20.500 tỷ so với kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt

43.800 tỷ đồng

, vượt 40% kế hoạch.

EVN cũng có một năm thành công khi nộp ngân sách

27.200 tỷ đồng

, tăng

2.089 tỷ đồng

so với năm 2018. Tại TKV, tổng doanh thu đạt

131.500 tỷ đồng

, tăng 9% so năm 2018. Nộp Ngân sách nhà nước

18.000 tỷ đồng

.

Một doanh nghiệp có tổng doanh thu cao khác là Vinataba khi đạt

25.257 tỷ đồng

, bằng 101,6% kế hoạch và nộp ngân sách

11.400 tỷ đồng

. Tập đoàn Cao su cũng tăng trưởng 3,5% so với kế hoạch, nộp ngân sách

3.000 tỷ đồng

.

Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp làm ăn chưa đạt kế hoạch. Tại Tổng công ty đường sát Việt Nam, sản lượng và doanh thu duy trì được ở mức bằng so với năm 2018, chưa đạt kế hoạch đề ra. Tất cả các chỉ tiêu về sản lượng vận tải đều không đạt kế hoạch, vận tải hành khách có hệ số sử dụng chỗ thấp và giảm so với năm 2018.

Năm 2019, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt sản lượng hơn

8.400 tỷ đồng

, doanh thu gần

8.200 tỷ đồng

, thu nhập bình quân người lao động 9,12 triệu đồng/tháng.


Cơ chế tạo sự bình đẳng

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, từ Đại hội XII, Đảng đã xác định chủ trương dứt khoát xóa bỏ chế độ chủ quản, thành lập một cơ quan độc lập quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

Do đó, ông hoàn toàn ủng hộ việc thành lập cơ quan quản lý vốn độc lập, tách bạch với bộ chủ quản chuyên ngành.

“Đây là một chủ trương đúng đắn Đảng ta đã xác định từ lâu”, ông khẳng định.

Vị này nhấn mạnh việc bộ quản lý chuyên ngành mà lại đồng thời là chủ quản doanh nghiệp nhà nước thì khác nào bộ đó có “con đẻ” của riêng mình thì sao có thể đối sử bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân cùng ngành nghề. Do đó, việc xóa bỏ chế độ bộ chủ quản cũng giúp tạo sự bình đẳng trong nền kinh tế.

'Doanh nghiep Nha nuoc xin ve lai Bo di nguoc chu truong cai cach' hinh anh 2 IMG_0033_zing.jpg

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc. Ảnh:

Đức Phạm.

“Ông vừa quản lý con của ông là DNNN mà lại vừa quản lý doanh nghiệp bên ngoài là không được, không bình đẳng”, ông Lộc nói.

Các bộ chuyên ngành được giải phóng khỏi chức năng chủ quản doanh nghiệp Nhà nước để tập trung vào chức năng quản lý Nhà nước. Chủ tịch VCCI nhấn mạnh việc xây dựng thể chế là nhiệm vụ trung tâm, là một trong những bước tiến lớn nhất trong cải cách bộ máy hành chính của chính của Chính phủ trong nhiệm kỳ này.

“Các doanh nghiệp Nhà nước xin về lại bộ là một bước lùi của cải cách, đi ngược lại những nỗ lực tách bạch cơ quan quản lý và đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp Nhà nước bấy lâu nay”, ông Lộc bày tỏ.

Đồng tình, Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cho rằng các bộ chuyên ngành chỉ nên tập trung vào việc xây dựng thể chế chính sách, cắt giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, không nên sa vào việc vừa sở hữu, vừa quản lý.

Ông Phạm Phú Quốc nguyên là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, nguyên là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM, có nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông nhấn mạnh chủ trương tách bạch là đúng nghị quyết của Trung ương cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên cách thực hiện sẽ cần phải ngày càng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển.


Thể chế và con người để vận hành trơn tru, hiệu quả

Theo ông Phạm Phú Quốc, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới thành lập nên còn gặp một số khó khăn liên quan đến thể chế, chính sách và cả con người.

Do chưa có sự chuẩn bị trước về mặt thể chế, khung pháp lý không đồng bộ nên Ủy ban đang gặp khó về nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế vận hành theo pháp luật. Thực tiễn đã bộc lộ những điểm chưa rõ ràng, còn giao thoa giữa thẩm quyền thuộc Ủy ban với thẩm quyền của bộ chuyên ngành.

Ngoài ra, các quy định về quy trình thực hiện, cơ chế phối hợp… chưa được điều chỉnh, cập nhật tương thích với sự ra đời, vị trí, vai trò của Ủy ban Quản lý vốn, dẫn đến tình trạng chưa rõ trách nhiệm, chưa biết cách làm, đó chính là nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc như hiện nay.

Trong khi đó, nguồn nhân lực của Ủy ban vẫn đang còn hạn chế về số lượng và cả chất lượng. Ông nhấn mạnh Ủy ban cần có nguồn lực tương xứng về con người, nhất là đội ngũ lãnh đạo có tư duy chiến lược, am hiểu doanh nghiệp, mạnh mẽ trong việc thể hiện rõ tinh thần kiến tạo, phục vụ, không phải theo cách thức mệnh lệnh hành chính, quan liêu mà cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

“Phải có một thể chế và khung pháp lý rõ ràng, mạnh mẽ cũng như đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để Ủy ban có thể vận hành, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra”, ông Phạm Phú Quốc nói.

'Doanh nghiep Nha nuoc xin ve lai Bo di nguoc chu truong cai cach' hinh anh 3 tau_cau_binh_loi_12_zing.jpg

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, bày tỏ mong muốn doanh nghiệp trở về Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh:

Lê Quân.

Vị đại biểu Quốc hội cho rằng Ủy ban mới thành lập nên cần phải thường xuyên sơ kết, rút kinh nghiệm, tìm kiếm những cách làm hay, thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển.

Trong thời gian tới, Ủy ban cần chủ động đề xuất, kiến nghị để cùng các bộ ngành giải quyết các vướng mắc, khó khăn này. “Ủy ban phải được quyết cái gì, ai quyết, cơ chế đặc thù ra sao phải được làm rõ”, ông nói.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc mong muốn phải tái cấu trúc lại chính cơ quan này theo mô hình tập đoàn đầu tư tài chính của nhà nước chứ không phải là một cơ quan hành chính cấp trên của các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.

“Chúng ta nên tham khảo những mô hình thành công trên thế giới như GIC hay Temasek Holdings ở Singapre chẳng hạn”, vị này nói.

Theo Chủ tịch VCCI, mô hình này sẽ vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của các DNNN trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Mô hình tập đoàn đầu tư tài chính của Nhà nước cũng sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư.

“Tất nhiên với mô hình như vậy thì nhân sự ở tổ chức này cũng cần phải là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, chứ không chỉ là những công chức hành chính”, ông Lộc nhấn mạnh .

Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch Ủy ban, giải thích trong 19 tập đoàn, tổng công ty chuyển về còn nhiều nhiệm vụ tồn đọng. Thậm chí, có dự án lớn, triển khai dở dang 10 năm, 20 năm và nảy sinh nhiều vấn đề. Việc chuyển giao về Ủy ban, cơ quan này nhận thấy còn nhiều dự án hồ sơ chưa đầy đủ.

Bà Hà nhấn mạnh với mỗi dự án, cơ quan này yêu cầu triển khai theo đúng trình tự thủ tục, phê duyệt dự án phải tuân theo pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành. Có những nhiệm vụ liên quan đến phê duyệt dự án, có thẩm quyền quyết định là của Thủ tướng, có thẩm quyền của địa phương, hoặc thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu.

“Chúng tôi chiếu theo quy định thì một số dự án không phù hợp, không hiệu quả thì phải yêu cầu làm rõ. Trong năm 2019, nhiều doanh nghiệp chưa quen cách triển khai của Ủy ban, nhưng chúng tôi yêu cầu phải bảo toàn vốn, không được thua lỗ, phải có hiệu quả. Khi không hiệu quả, chúng tôi yêu cầu phải báo cáo, đến khi nào có phương án thì mới đưa ra các cấp có thẩm quyền”, bà Hà chia sẻ.