Bình Thuận đẩy mạnh đón dòng vốn đầu tư

Bình Thuận đẩy mạnh đón dòng vốn đầu tư
CoverText
Cover

Với vị trí địa lý thuận lợi cùng lợi thế từ thiên nhiên và hạ tầng, Bình Thuận đang là một những “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư của khu vực miền Trung. Địa phương có đường bờ biển dài 192km, số giờ gió và nắng trong năm cao ổn định. Cùng với đó là nguồn tài nguyên đa dạng, phù hợp phát triển nhiều lĩnh vực mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch…

Thừa hưởng lợi thế thiên nhiên, địa phương phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh, làm tiền đề thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong đó phải kể đến dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020-2021. Ba tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm dự kiến khởi công vào cuối năm 2019. Sân bay Phan Thiết cũng đang hoàn thiện thủ tục để sớm thi công. Bên cạnh đó là cảng quốc tế Vĩnh Tân góp phần nâng cao năng lực giao thông vận tải, giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tạo động lực thu hút đầu tư và tạo thêm việc làm cho tỉnh.

Trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, hình thành trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia và quốc tế. Với bờ biển dài 192km, “xứ cồn cát” có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ, khí hậu trong lành. Cùng với đó, địa phương có kết nối thuận tiện các địa phương lân cận và với TP HCM. Trong tương lai khi sân bay Phan Thiết hoàn thiện, dự kiến thời gian di chuyển giữa TP HCM và Bình Thuận rút ngắn chỉ còn hơn một giờ.

Hiện địa phương chỉ mới có ba cơ sở lưu trú xếp hạng 5 sao, 28 cơ sở 4 sao. Trong khi đó 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Bình Thuận đạt gần 3 triệu lượt, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 7.400 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận tăng ổn định với hơn 380.000 lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Khách quốc tế chủ yếu đến từ Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức… Chất lượng loại hình dịch vụ phục vụ khách tiếp tục có chuyển biến, đáp ứng yêu cầu của du khách quốc tế và trong nước.
Các chuyên gia nhận định, vẫn còn nhiều dư địa phát triển các dự án du lịch nhằm thu hút lượng khách quốc tế, tăng thời gian lưu trú và doanh thu. Hiện tại, một số tập đoàn tiên phong nhận thấy tiềm năng của thị trường Phan Thiết, Bình Thuận đã tham gia đầu tư khai thác.
Điển hình tập đoàn Novaland đang triển khai dự án tổ hợp du lịch giải trí nghỉ dưỡng hàng nghìn hecta NovaWorld Phan Thiet. Dự án xây theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí “tất cả trong một”. Bên cạnh các tổ hợp lưu trú hội tụ tinh hoa kiến trúc thế giới, NovaWorld Phan Thiet có cụm tiện ích đẳng cấp quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Phan Thiết như trung tâm thể thao phức hợp khoảng 220ha gồm cụm sân golf 36 lỗ, công viên bãi biển 16ha, quảng trường sân khấu ngoài trời, cụm công viên chủ đề, khu phức hợp thương mại, loạt khách sạn 3-5 sao…
Chuỗi tiện ích du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao tại NovaWorld Phan Thiet được kỳ vọng sẽ góp phần đưa nơi đây trở thành trung tâm nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển của khu vực châu Á.
Bình Thuận đẩy mạnh đón dòng vốn đầu tư
Bình Thuận đẩy mạnh đón dòng vốn đầu tư

Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Trong đó khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Tuy Phong đang thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp Sông Bình, Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II đang triển khai thủ tục đầu tư.

Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Trong đó khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Tuy Phong đang thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp Sông Bình, Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II đang triển khai thủ tục đầu tư.

Ngoài ra, địa phương còn sở hữu tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng từ nhiệt điện, thủy điện, điện gió và điện mặt trời với tổng công suất quy hoạch 29.000 MW, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, phù hợp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Hiện lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020. Năm 2018, tổng sản lượng điện của toàn tỉnh đạt khoảng 13.565 triệu KW, tăng 40% so với năm 2017. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 108 dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư, tổng công suất khoảng 6.858 MWp. Trong đó, 39 dự án đã hoạt động với tổng công suất 1.832 MWp.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để đón đầu làn sóng doanh nghiệp quốc tế chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Tiêu chí kêu gọi tập trung vào các khu công nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chú trọng dự án đảm bảo thân thiện môi trường. Các lĩnh vực gọi vốn gồm công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ – hải sản, chế biến sâu các loại khoáng sản, chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ than, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện – điện tử. Mở rộng, phát triển năng lượng sạch, nhất là năng lượng tái tạo ngoài khơi, kêu gọi đầu tư sản xuất phụ trợ cho ngành năng lượng (sản xuất tấm pin mặt trời, chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị điện dưới nước…).

Hiện lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020. Năm 2018, tổng sản lượng điện của toàn tỉnh đạt khoảng 13.565 triệu KW, tăng 40% so với năm 2017. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 108 dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư, tổng công suất khoảng 6.858 MWp. Trong đó, 39 dự án đã hoạt động với tổng công suất 1.832 MWp.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để đón đầu làn sóng doanh nghiệp quốc tế chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Tiêu chí kêu gọi tập trung vào các khu công nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chú trọng dự án đảm bảo thân thiện môi trường. Các lĩnh vực gọi vốn gồm công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ – hải sản, chế biến sâu các loại khoáng sản, chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ than, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện – điện tử. Mở rộng, phát triển năng lượng sạch, nhất là năng lượng tái tạo ngoài khơi, kêu gọi đầu tư sản xuất phụ trợ cho ngành năng lượng (sản xuất tấm pin mặt trời, chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị điện dưới nước…).

Hiện lĩnh vực nông – lâm – thủy sản đóng góp khoảng 28% vào GRDP, giải quyết việc làm hơn 60% lực lượng lao động của địa phương. Thời gian qua địa phương đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình, vùng nông nghiệp ứng dụng cộng nghệ cao như vùng thanh long an toàn, sản xuất giống lúa mới, giống vật nuôi, vùng rau an toàn, tôm giống, vùng sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh, nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp của tỉnh.

Trong tương lai Bình Thuận sẽ tiếp tục kêu gọi các dự án nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại như công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước, công nghệ kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Cùng với đó là xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang giá trị kinh tế cao vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận.