Biến Phú Quốc thành Phuket thứ 2 ở Châu Á

Sở hữu những bãi biển đẹp nhất hành tinh, cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng

du lịch

bài bản,

Phú Quốc

đang được kỳ vọng trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của VN, một Phuket thứ 2 của châu Á.

Phú Quốc được kỳ vọng sẽ trở thành thành phố biển đảo phát triển du lịch mạnh mẽ nhất cả nước
 /// Ảnh: Gia Hân

Phú Quốc được kỳ vọng sẽ trở thành thành phố biển đảo phát triển du lịch mạnh mẽ nhất cả nước – Ảnh: Gia Hân

Tương tự, từ một bức tranh du lịch buồn tẻ, đơn điệu hơn một thập niên trước, Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trong những điểm đến ấn tượng nhất. Du lịch đang được kỳ vọng sẽ giúp kinh tế tăng trưởng đột phá, nếu…

“Thỏi nam châm” hút du khách

Nằm gọn trong vịnh Thái Lan, nằm trên tuyến đường biển quan trọng phía nam VN, dễ dàng

kết nối

với các thị trường du lịch trọng điểm trong khu vực như Thái Lan, Campuchia… đảo Phú Quốc nắm trong tay những yếu tố địa lý vô cùng thuận lợi để khai thác du lịch quanh năm.

Diện tích tương đối nhỏ, chỉ khoảng gần 600 km2, nhưng “đảo ngọc” sở hữu tới 150 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam. Cùng với dãy rừng nguyên sinh trùng điệp, những sản vật phong phú nức tiếng (nước mắm, hồ tiêu, điều, ngọc trai…), những giai thoại dân gian huyền bí… Phú Quốc đã từng bước vươn lên, không chỉ trở thành một trong những điểm nóng du lịch của VN mà còn trở thành hấp lực đối với các tín đồ du lịch trên

thế giới

. Theo đánh giá của trang CNN, Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á và là 1 trong 5

địa điểm du lịch

đáng đến một lần trong đời ở châu Á – Thái Bình Dương vào mùa thu. Tờ Telegraph của Anh cũng từng có bài viết chi tiết miêu tả Phú Quốc như “đảo thiên đường” với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái đa dạng, bãi biển xanh đầy nắng,

ẩm thực

biển hấp dẫn, con người thân thiện…

Nhưng Phú Quốc chỉ thực sự được “đánh thức” khi hạ tầng giao thông,

hạ tầng du lịch

được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Ngoài trục giao thông nam – bắc và hệ thống đường vòng quanh đảo giúp giao thông đường bộ xuyên suốt, thuận lợi, Phú Quốc còn có bến phà Thạnh Thới và một số tuyến đường khác đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng giúp khách du lịch có thể đi đến các địa điểm trên đảo dễ dàng. Năm 2012, Cảng hàng không

quốc tế

Phú Quốc ra đời, nối Phú Quốc với các tỉnh thành trong cả nước và các khu vực lân cận như đòn bẩy thúc du lịch toàn vùng phát triển mạnh mẽ. Từ đó đến nay, các đường bay thẳng nội địa và quốc tế liên tục hình thành, với tần suất 20 chuyến/ngày, tạo điều kiện cho du khách tham quan và nghỉ dưỡng một cách trọn vẹn.

Tài nguyên dồi dào, giao thông cơ bản hoàn thiện nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Với sự góp mặt của loạt tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, BIM Group, CEO Group… Phú Quốc từ một làng chài hoang sơ đã chuyển mình thành một trong những vùng đất sở hữu nhiều nhất những khách sạn, resort sang trọng, đẳng cấp thế giới. Từ InterContinental, JW Mariott, Vinpearl, Novotel, Melia… có tới 9/10 thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới đã quy tụ về đây. Đặc biệt đầu năm 2018, khi Sun Group khai trương hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới nối sang Hòn Thơm – hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo An Thới, Phú Quốc không chỉ là thỏi nam châm hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn được kỳ vọng sẽ trở thành Phuket thứ 2 của châu Á.

“Di chứng” từ cơn sốt đất

Theo thống kê của Sở Du lịch Kiên Giang, chỉ riêng trong tháng 6.2018, Phú Quốc đã đón tới 291.554 lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 38.362 lượt, tăng tới 122,8% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch đạt 450,8 tỉ đồng, tăng 45,7%. Tăng trưởng khách đến Phú Quốc đạt tới 36% trong năm 2018, trong khi tốc độ tăng của cả nước mới chỉ 20%.

“Cú hích” từ cáp treo Hòn Thơm, cùng một loạt

dự án

lưu trú đẳng cấp nhanh chóng “lột xác” Phú Quốc; thế nhưng kể từ khi có thông tin về

quy hoạch Phú Quốc

trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của VN, “làng chài” này cũng bị cơn sốt đất hoành hành. Cuối năm 2017, giá đất trên đảo tăng chóng mặt. Nhà nhà buôn đất, người người bán đất; người từ các tỉnh thành khác cũng ùn ùn đổ về đây đầu tư, lướt sóng. Biển bán đất treo đầy đường, quán trà đá, cà phê bỗng trở thành nơi giao dịch, mạng internet nhan nhản rao bán đất nền… Có miếng đất bị mua đi bán lại đến hàng chục lần, giá tăng phi mã chỉ trong một thời gian ngắn. Cơn sốt kéo dài đến đầu năm 2018 và lan rộng ra rất nhiều nơi như thị trấn Dương Đông, ấp Cửa Lấp, ấp Suối Đá, ấp Cây Thông Trong, ấp Cây Thông Ngoài, Hàm Ninh…

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội

Bất động sản

TP.HCM, đến nay, khi chính quyền tỉnh Kiên Giang chính thức thông báo sẽ tạm dừng mục tiêu chuyển đổi Phú Quốc thành đặc khu kinh tế,

thị trường bất động sản

đã được ghìm ổn định trở lại. Thế nhưng những hệ lụy mà cơn sốt gây ra đã kéo theo nhiều hậu quả nặng nề. Ông Châu nhận định giới đầu nậu, cò đất và một số

doanh nghiệp

(DN) bất động sản làm ăn chụp giật đã nhanh chóng tận dụng cơ hội thôn tính đất đai, làm giá, thổi giá, thiết lập mặt bằng giá ảo trong suốt một giai đoạn. Những vị trí đắc địa rơi vào tay giới đầu nậu, hình thành nên một rào cản lớn cho các DN muốn đầu tư lâu dài, bài bản tại Phú Quốc. Giá đất quá cao, những dự án do nhà nước thu hồi liên tục vướng giải phóng mặt bằng, kiện tụng, khiếu nại diễn ra liên miên. Chưa kể các DN nhỏ bao chiếm đất đai làm phá vỡ quy hoạch, đất đai manh mún, hoang tàn.

“Phú Quốc đang nắm trong tay rất nhiều tiềm năng và cơ hội để trở thành thành phố biển đảo phát triển du lịch mạnh mẽ nhất cả nước. Để giải quyết những rào cản trên, chính quyền vẫn cần kiên trì mục tiêu phát triển nhưng phải xây dựng khung quản lý,

chính sách

cụ thể, rõ ràng để kiểm soát những bất cập về bất động sản, môi trường. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, có cơ chế thu hút nhiều DN lớn, mạnh tham gia đầu tư bài bản, góp phần giúp đảo ngọc phát triển bền vững”, ông Châu đề xuất.