Bất động sản 24h: Ồ ạt rao cắt lỗ nhưng chủ bất động sản chỉ bán giá cắt lãi

Ồ ạt rao cắt lỗ nhưng chủ bất động sản chỉ bán giá cắt lãi

Thông tin rao bán bất động sản “cắt lỗ” tran lan trên thị trường thời gian qua, nhưng người có nhu cầu không dễ dàng tìm được sản phẩm thực sự được bán “cắt lỗ”.

Sau khi liên tiếp xảy ra các đợt “sốt đất”, mặt bằng giá của tất cả phân khúc bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm đất nền, nhà ở giá trị lớn đã tăng 30 – 50%, thậm chí có nơi tăng gấp 2 – 3 lần so với năm 2019.

Tuy nhiên, từ đầu quý II vừa qua, thị trường ghi nhận sự chững lại do tín dụng vào bất động sản bị siết chặt, vấn nạn phân lô bán nền vào tầm ngắm kiểm soát. Những áp lực tài chính đè nặng khiến nhiều nhà đầu tư có nhu cầu “thoát hàng” nhằm thu hồi vốn để trả nợ hoặc tái đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhu cầu “bắt đáy“ của nhà đầu tư sẽ cứu rỗi thị trường bất động sản

Cuối tháng 11, thị trường bất động sản phía Nam đua xả hàng thứ cấp và có khá nhiều trường hợp nhà đầu tư giảm giá từ 15 – 20% do ngộp tài chính. Trước đó, từ tháng 10, một số chủ đầu tư cũng tung ra mức chiết khấu cao từ 40 – 50% áp dụng cho trường hợp thanh toán nhanh một lần đối với căn hộ và nhà liền thổ. Các dự án mở bán trong 4 – 7 tuần gần đây đều tung khuyến mãi giá trị hàng trăm triệu đồng trên thị trường sơ cấp.

Trên các chợ bất động sản trực tuyến, môi giới chào hàng giảm giá cắt lỗ, ngộp vốn bán gấp, tài sản ngân hàng thanh lý để xử lý nợ xấu… khá phổ biến trong tháng 10 và tháng 11 nhưng số lượng giao dịch lại vô cùng ít ỏi. 

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, 11 tháng qua, các khoản thu từ nhà, đất chiếm khoảng 17,2% tổng thu nội địa, số thu ước đạt 222.626 tỷ đồng, tăng gần 40% so với dự toán và tăng 30,5% so với cùng kỳ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xu hướng “xanh hóa“ nâng cao thị trường bất động sản bán lẻ

Những thay đổi trong nhu cầu của khách thuê bán lẻ và sự bùng nổ của thương mại điện tử đã giúp những mặt bằng có diện tích sàn nhỏ hơn vẫn có thể đáp ứng đủ phần lớn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia về bán lẻ dự báo, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những trung tâm thương mại cung cấp đa dạng các loại tiện ích, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ dân sự thay vì những nơi bán lẻ đơn thuần. 

Theo ông Tom Whittington, Giám đốc Nghiên cứu bán lẻ Savills Anh Quốc phân tích, việc kết hợp nhiều mục đích sử dụng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng sẽ giúp bất động sản hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy lượng khách đến cũng như tạo ra những không gian thú vị và hữu ích hơn. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư giằng co tâm lý: Xuống tiền đi “săn” bất động sản hay tiếp tục chờ đợi thêm?

Bên cạnh các nhà đầu tư phòng thủ hoặc “cố thủ”, không xuống tiền mua bất động sản ở thời điểm này thì không ít trường hợp vẫn ở trạng thái giằng co. Tức, họ vừa muốn “săn” bất động sản vì sợ lỡ cơ hội, vừa nghe ngóng và cố chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường.

Tâm lý này xuất phát từ các yếu tố chính sách tín dụng chưa ổn định. Nhiều người mua ngần ngại tham gia thị trường vì lãi suất ngân hàng liên tục tăng. Trong khi, việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Một bộ phận nhà đầu tư dù có tài chính sẵn nhưng e dè vì có thể chôn vốn khi người mua tham gia thị trường khá ít.

Thông tin nới room tín dụng thêm 1,5 – 2% mới đây phần nào mang đến “chút hy vọng” cho nhà đầu tư. Theo đó, trên các diễn đàn đầu tư bất động sản đang xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều về việc đầu tư đón đầu vào thời điểm trầm lắng hay tích trữ vốn chờ tín hiệu rõ ràng hơn. Nhiều người cho rằng, có thể qua năm 2023, chính sách tín dụng “cởi mở thực sự” là cơ hội cho những ai đi trước đón đầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản công nghiệp 2023: Gia tăng áp lực cạnh tranh thu hút FDI, nguy cơ khan hiếm nguồn cung

Đánh giá về triển vọng bất động sản công nghiệp trong năm 2023, giới chuyên gia khẳng định, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục “cất cánh” trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Năm 2023, nền kinh tế vĩ mô được dự báo sẽ không còn tăng trưởng mạnh như năm 2022, thậm chí sẽ đối mặt với một số khó khăn nổi cộm như lạm phát tăng mạnh. Tuy nhiên, khi Việt Nam khó khăn thì các nước trong khu vực và trên thế giới cũng lâm cảnh khó khăn. Vì vậy, so với mặt bằng chung, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREX || ✅ Trang tin Bất Động Sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *