Bất động sản 24h: Giá đất trung tâm TP.HCM tăng cao kỷ lục


Giá đất trung tâm TP.HCM tăng cao kỷ lục

Những năm trước khi nói tới bất động sản cao cấp ở khu trung tâm TP.HCM, ít người tin sẽ có dự án căn hộ có giá hàng trăm triệu đồng mỗi m2. Các chủ đầu tư dự án cao cấp thường cũng chỉ phát triển một số sản phẩm có giá trên dưới 100 triệu đồng/m2 (5.000 – 6000 USD/m2) ở khu vực Quận 1.

Thế nhưng nay thị trường đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các dự án siêu sang. Báo cáo mới nhất của JLL, cho thấy thị trường căn hộ đã thiết lập một mặt bằng giá mới. Đã xuất hiện một dự án căn hộ siêu sang của chủ đầu tư đến từ Hong Kong trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) được chào bán với giá khoảng 300 triệu đồng/m2. Đây là mức giá căn hộ cao nhất trên thị trường TP.HCM ở thời điểm hiện tại.

Không chỉ có khu vực lõi trung tâm Sài Gòn, căn hộ có mức giá cao ngất ngưởng mà ngay cả những dự án mới ở khu vực ven trung tâm – nơi đang hình thành nên một trung tâm tài chính, thương mại mới của TP.HCM là khu Đông cũng đã có những dự án căn hộ mới có mặt bằng giá cao hơn hẳn so với năm ngoái.

Xem chi tiết tại đây

TP.HCM đứng đầu châu Á về triển vọng phát triển bất động sản


Xu hướng đa trải nghiệm của bất động sản du lịch và cơ hội mới cho nhà đầu tư

Tham dự Tọa đàm và Giao lưu trực tuyến “Những xu hướng mới của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam Phóng viên tổ chức chiều 19/11, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) Nguyễn Trần Nam đã có những đánh giá về tiềm năng, cơ hội của thị trường bất động sản du lịch, trước những xu hướng dịch chuyển mới trong tương lai.

Dù sở hữu dư địa phát triển lớn, miếng bánh trên thị trường bất động sản du lịch “rất ngon”, nhưng theo Chủ tịch VNREA, không phải ai cũng “ăn” được “miếng bánh” này. Đầu tư bất động sản du lịch khó khăn và thách thức hơn đầu tư nhà ở rất nhiều, không phải bán là xong, mà quan trọng hơn là vận hành thế nào cho hiệu quả. Vì thế, ngay từ khâu thiết kế sản phẩm đã phải tính toán kỹ lưỡng để không những thu hút khách mua mà còn mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho du khách sau này.

Một dự án cần tạo dựng hệ sinh thái tiện ích – dịch vụ đa dạng mới có thể trở thành điểm đến hấp dẫn. Thị trường bất động sản Việt Nam hiện cũng rất tiềm năng cho những loại hình sản phẩm phức tạp và đa dạng hơn, nắm bắt các xu hướng đang thay đổi trên toàn cầu. Nhận diện được cơ hội đó, một số chủ đầu tư đã tiên phong nhập cuộc và sẵn sàng kiến tạo các loại hình sản phẩm mới, kết hợp các xu hướng mới vào dự án trong tương lai, hướng tới đa trải nghiệm cho khách hàng và tạo ra “dấu ấn riêng” cho dự án. Bên cạnh đó, làn sóng đầu tư vào các thị trường mới đang lan rộng với sự dẫn dắt của các nhà phát triển du lịch, các doanh nghiệp lớn tiên phong.

Xem chi tiết tại đây


Kỳ 3: Có thể xóa bỏ độc quyền cung ứng nước sạch?

Ngành điện lực với doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng một năm mà còn phá được việc độc quyền sản xuất điện thì không lẽ gì việc sản xuất nước sạch của Thủ đô lại không phá được độc quyền.

Kể từ năm 2013, Bộ Công thương được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng và phát triển thị trường điện lực Việt Nam theo các cấp độ theo thứ tự: thị trường phát điện cạnh tranh; thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc: Một là, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.

Hai là, tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Ba là, Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện lực nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.

Đấy, cần gì phải học đâu xa, chỉ cần thay cụm từ “nước sạch” vào từ “điện” trong nguyên tắc nêu trên là những vướng mắc về cung ứng nước sạch của Hà Nội hiện nay sẽ tìm được hướng đi để tháo gỡ.

Nếu đi theo hướng này, Nhà nước sẽ kiểm soát toàn bộ nguồn lực đầu tư vào hệ thống dẫn nước, tựa như ngành điện kiểm soát hệ thống truyền tải. Sau đấy, ai sản xuất nước sạch cũng tốt, ai công bố giá bán cũng tốt; còn Nhà nước công bố giá mua (với từng vùng, với từng đối tượng ưu tiên theo chính sách đã được công khai, minh bạch), tiêu chuẩn chất lượng và giá bán cho các đối tượng khác nhau tùy theo chính sách đã được định sẵn. Nếu có ai “hắt hơi sổ mũi” thì chỉ cần “khóa van này bày van khác” mà thôi…

Xem chi tiết tại đây

Nhà máy nước mặt Sông Đuống


Sẽ điều chỉnh, thu hồi hàng loạt dự án ven biển

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản yêu cầu rà soát lại toàn bộ các dự án ven biển để điều chỉnh, thu hồi theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển đề nghị tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ triển khai các quy định của pháp luật về thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển có tính cấp bách để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý.

Nội dung công văn nêu: Các địa phương có biển phải xem xét rà soát lại các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển đã công bố, trường hợp có sự bất cập cần nghiên cứu điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Đối với các địa phương có biển chưa công bố Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị chỉ đạo các sở, ban, ngành sớm hoàn thiện danh mục này, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật và hoàn thiện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và công bố trước ngày 31/12/2019.

Xem chi tiết tại đây


31 chung cư sẽ bị kiểm tra việc sử dụng quỹ bảo trì

Bộ Xây dựng vừa công bố quyết định về kế hoạch thanh tra năm 2020 do Bộ trưởng Phạm Hồng Hà ký. Theo đó, trong năm 2020, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì tại nhiều dự án nhà chung cư tại Hà Nội và TP.HCM.

Trong đó, tại Hà Nội có 16 dự án chung cư thuộc diện thanh tra về công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì.

Cụ thể, là các dự án chung cư CT1, CT2 khu nhà ở Trung Văn do Vinaconex 3 đầu tư; khu đô thị Văn Khê do Công ty CP Sông Đà 1 đầu tư; cụm nhà ở chung cư Bắc Hà C14 do Công ty CP Bắc Hà đầu tư; tòa nhà S1, S2, S3, S4, S5 thuộc dự án nhà ở cao tầng đô thị Nam Thăng Long do Công ty CP xây dựng Xuân Đỉnh đầu tư; dự án chung cư Victoria Hà Đông do Văn Phú Invest đầu tư; các tòa nhà chung cư tại đô thị Times City, Royal City do Tập đoàn Vingroup đầu tư; dự án chung cư 90 Nguyễn Tuân, dự án CT2AB, CT2C Xuân Phương do Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 đầu tư; dự án CT2-105 đô thị Văn Khê do Công ty CP Hải Phát Thủ Đô đầu tư…

Xem chi tiết tại đây