Bất động sản 24h: Cơ hội “bắt đáy“ bất động sản trước Tết Nguyên đán?

Cơ hội “bắt đáy” bất động sản trước Tết Nguyên đán?

Thị trường bất động sản tiếp tục duy trì nhịp độ trầm lắng, tuy nhiên, ở góc độ đầu tư được đánh giá là cơ hội của những người có sẵn tiền mặt mua được sản phẩm với mức giá rẻ.

Đầu năm 2022, thị trường bất động sản đón nhiều cơn sốt tại một số khu vực, theo đó làn sóng nhà đầu tư F0 vào thị trường cũng tăng đột biến. Tuy nhiên, đến đầu quý III/2022, nhiều yếu tố như lãi suất tăng, hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu,… khiến tâm lý chung trên thị trường trở nên e ngại, nhiều dự án đang triển khai cũng phải bấm nút “tạm dừng”. Cùng đó, thanh khoản trên thị trường bất động sản có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2022, nguồn cung ra thị trường chỉ có 48.500 sản phẩm, song tỷ lệ tiêu thụ chung đạt mức 39%, tương đương 19.000 giao dịch, bằng 69% so với năm 2021 và chỉ bằng 17% so với năm 2018 (thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra).

Ở thời điểm tháng cuối cùng của năm Âm lịch, thị trường nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến tích cực, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Anh Nguyễn Văn Tuyên, chủ một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, thông thường thời điểm cuối năm âm lịch thị trường luôn có diễn biến khá sôi động, lượng thanh khoản cũng tăng cao.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá bất động sản 2023 sẽ diễn biến theo xu hướng nào?

Thị trường bất động sản 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn nhưng việc giảm giá sản phẩm sơ cấp khó có khả năng xảy ra. Tình trạng giảm giá chỉ có thể xuất hiện ở thị trường thứ cấp hay hàng “ngộp” ở phân khúc cao cấp.

Batdongsan.com.vn đưa ra kết quả một khảo sát tâm lý người dùng năm 2022 với hơn 1.000 khách hàng. Theo đó, khi được hỏi về dự báo biến động giá bất động sản trong năm 2023, chỉ khoảng 10% người dùng có quan điểm giá nhà đất sẽ giảm trong năm nay.

Hơn 84% đáp viên còn lại đều nhận định giá bất động sản sẽ vẫn diễn tiến xu hướng tăng. Trong số đó, nhóm người dùng nhận định giá nhà sẽ còn tăng thêm từ 5 – 10% chiếm đến 40%; 23% thì cho rằng mức tăng có thể cao hơn 10% và chỉ có 17% phán đoán giá nhà sẽ tăng trong biên độ nhẹ dưới 5%.

Tương tự, một khảo sát được thực hiện với nhóm đối tượng là môi giới bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội cũng cho kết quả: 29% môi giới tại Hà Nội nhận định giá bất động sẽ tăng, 33% trong số đó cho rằng giá nhà sẽ đi ngang. Còn với thị trường TP.HCM, 33% môi giới chọn bất động sản vẫn tăng giá, 29% cho rằng sẽ đi ngang trong năm 2023.

Nhận định về xu hướng giá nhà năm 2023, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho rằng, rất khó để giá nhà sơ cấp giảm trong bối cảnh mọi chi phí phát triển dự án đều đang tăng. Giai đoạn 2012 – 2013, thị trường khủng hoảng do thừa sản phẩm, cung nhiều – cầu ít dẫn đến giá nhà lao dốc 20 – 30%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản vẫn tốt hơn giai đoạn “đóng băng” 2011 – 2013

Dù thị trường bất động sản đang ở nhịp chững, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức từ vấn đề dòng vốn và các chính sách; tuy nhiên, sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản vẫn tốt hơn nhiều so với giai đoạn thoái trào 2011 – 2013.

Theo nhận định của nhóm chuyên gia nghiên cứu từ VNDirect, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức như: Chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà; nguồn cung nhà ở mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi. 

Mặc dù vậy, nhóm chuyên gia cho rằng, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (bao gồm 118 công ty niêm yết và 92 công ty chưa niêm yết) hiện tốt hơn so với giai đoạn suy thoái thị trường bất động sản 10 năm trước (2011 – 2013), với tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn và khả năng thanh toán nhanh khỏe hơn.

Mặt khác, dù hàng tồn kho đang tăng nhưng tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản thấp hơn cho thấy áp lực giải phóng hàng tồn kho thấp hơn so với giai đoạn 2011 – 2013. Do đó, tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn và ít thiệt hại hơn.

VNDirect cũng kỳ vọng Luật Đất đai sửa đổi sẽ được ban hành như kế hoạch, giúp tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở phục hồi từ năm 2024 – 2025.

Tại một hội nghị mới đây, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đã chỉ ra 4 khác biệt cho thấy thị trường sẽ không lặp lại “vết xe đổ” của những năm 2011 – 2013. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cổ phiếu bất động sản giao dịch tích cực trong tuần đầu năm 2023

Số mã tăng giá trong nhóm bất động sản áp đảo hơn nhiều so với số mã giảm nhưng đa phần đều không có câu chuyện riêng mà chỉ tích cực theo biến động thị trường chung.

Thị trường chứng khoán bật tăng trong tuần giao dịch đầu năm 2023 với thanh khoản ở mức thấp. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 44,35 điểm (+4,4%) lên 1.051,44 điểm, HNX-Index tăng 5,34 điểm (+2,6%) lên 210,65 điểm, UPCoM-Index tăng 1,1 điểm (+1,54%) lên 72,75 điểm.

Giá trị giao dịch trên HoSE giảm 10,8%, xuống 40.885 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 9,2% xuống 2.336 triệu cổ phiếu so với tuần trước. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 16,6% xuống 3.829 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 15,2% xuống 273 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, trong tuần đầu năm chỉ có 4 phiên giao dịch, xét theo giá trị và khối lượng trung bình từng phiên thì tuần này vẫn cao hơn so với tuần giao dịch cuối năm 2022.

Thị trường hồi phục trong tuần qua khiến cho toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều hồi phục. Tại nhóm bất động sản, số mã tăng cũng áp đảo. Thống kê 127 mã bất động sản đang giao dịch trên thị trường chứng khoán trong tuần từ 3 – 6/1 có 71 mã tăng trong khi số mã giảm chỉ là 31.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguy cơ bỏ cọc, nhượng lại nhà vì “lỡ hẹn” với ngân hàng

Gần một tháng kể từ thời điểm khoảng 200 nghìn tỷ đồng được bơm thêm vào thị trường, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của người mua nhà vẫn vô cùng gian nan. Nhiều người đối diện nguy cơ bỏ cọc, bán nhà để “cắt nợ”.

Hiện tại, có một thực tế dễ thấy là nhiều trường hợp người dân mua nhà ở đã nộp 70 – 80% giá trị hợp đồng, tức chỉ còn thiếu 20 – 30% nữa để nhận nhà, nhưng gặp đúng lúc nhà băng hết hạn mức khiến rủi ro mất khả năng thanh toán ập đến.

Với số vốn tích lũy 1,1 tỷ đồng trong tay, hơn 2 tháng qua, anh Hồ Tiến Dũng chật vật tìm nhà băng vay thêm 1 tỷ đồng để mua căn hộ 42m2 ở TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, để vay được tiền hiện tại là điều không dễ.

Anh Dũng chia sẻ, vì không thể với tới các căn hộ ở trung tâm, anh đã chấp nhận mua nhà ở xa hơn để giảm gánh nặng tài chính. Từ đầu tháng 12/2022, sau khi đã đặt cọc 300 triệu đồng, anh tiến hành rải hồ sơ vay tại 5 ngân hàng nhằm kịp hạn tất toán vào cuối tháng 1/2023.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREX || ✅ Trang tin Bất Động Sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *