Bất động sản 24h: Bất động sản chờ cứu viện từ vốn ngoại

Bất động sản chờ cứu viện từ vốn ngoại

Theo báo cáo thị trường mới nhất của Công ty Chứng khoán VNDirect, ngành bất động sản nhà ở đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi cộm là việc thiếu nguồn tài chính khiến các chủ đầu tư dự án khó tái cơ cấu nợ, khi mà thời hạn đáo hạn trái phiếu đến gần. Công ty chứng khoán này ước tính, có khoảng 46.145 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong nửa đầu năm 2023 và 64.185 tỷ đồng đáo hạn trong nửa cuối 2023, gây áp lực thanh toán nợ vay lớn cho các chủ đầu tư.

VNDirect đánh giá, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết hiện tốt hơn so với giai đoạn 2011 – 2013 với tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn và khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Mặc dù hàng tồn kho trong xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản thấp hơn cho thấy áp lực giải phóng hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với giai đoạn trước. Trong trường hợp tiêu cực nhất là tình trạng “đóng băng” diễn ra thì thời gian cũng ngắn hơn so với trước đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản chờ những giải pháp cụ thể sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 13/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 1163/CĐ-TTg yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Ngay sau đó, Thủ tướng tiếp tục ký Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lãi suất huy động không quá 9.5%/năm.

Cũng thời điểm này, Bộ Tài chính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế đã thông qua hồi tháng 9.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hành động quyết liệt, kịp thời trong cải cách thể chế

Theo các chuyên gia, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030.

Chính sách điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp và các giải pháp thúc đẩy tiến độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm… là những vấn đề quan trọng cần đặt ra để tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội năm 2023.

Nghị quyết số 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 như: Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hết thời đất quê “ngáo giá”, giá đất quay đầu giảm “điên cuồng”

Mấy năm trở lại đây, thị trường bất động sản liên tục xảy ra những cơn sốt. Không chỉ ở các thành phố lớn và vùng ven, cơn sốt đất tràn còn tràn về vùng nông thôn. Sức nóng của thị trường đã khiến nhiều vùng quê “dậy sóng”, mức giá liên tục tăng cao gấp 2 – 3 lần, thậm chí gấp 4 lần chỉ trong vòng 2 năm.

Đơn cử, một mảnh đất tại khu vực đường Quốc lộ 37B (Ý Yên, Nam Định), có diện tích 160m2, thời điểm 2020, mức giá khoảng 6 triệu đồng/m2. Đến đầu năm 2022, mức giá của mảnh đất này đã vọt lên 18 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giá bất động sản tại khu vực này liên tục lao dốc nhưng vẫn khó bán. Anh Lê Tùng, môi giới bất động sản tại khu vực Ý Yên cho biết, trong vòng 2 năm qua, giá của nhiều mảnh đất đã tăng vọt lên gấp 3 – 4 lần. Nguyên nhân do hạ tầng trong khu vực mấy năm qua được cải thiện đáng kể, cộng với sức nóng của thị trường chung.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Không dùng ngân sách mà phải thông qua cơ chế chính sách để “cứu” thị trường bất động sản

Trong thời gian gần đây, khi thị trường bất động sản rơi vào thời kỳ suy giảm, phông nền chung trầm lắng, mọi giao dịch đều ngưng trệ, thanh khoản sản phẩm thấp, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Liệu đã đến lúc Nhà nước cần ra tay ‘cứu’ thị trường địa ốc”? 

Câu hỏi đã làm dấy lên nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, mọi đích đến đều mong muốn thị trường bất động sản được điều chỉnh theo hướng lành mạnh và phát triển bền vững. 

Chia sẻ với Reatimes, ông Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chéo. Tình trạng lệch pha cung – cầu ở phân khúc thị trường nhà ở khi phân khúc cao cấp chiếm phần lớn trong khi rất thiếu nhà ở giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Thêm nữa, giá nhà và đất nền vẫn ở mức cao mặc dù giao dịch trên thị trường đã chững lại, một số địa bàn không xuất hiện giao dịch. Nguồn vốn tín dụng trong thị trường bất động sản bị lệch pha, hệ quả hiện nay là nguồn vốn tín dụng bị hạn chế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREX || ✅ Trang tin Bất Động Sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *