Bà Rịa – Vũng Tàu trao quyết định đầu tư cho 8 dự án

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện các dự án. (Ảnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu). - WikiLand

Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Nhà máy sản xuất găng tay S&S Glove của Công ty cổ phần S&S Glove, tổng vốn đầu tư 4.900 tỷ đồng; Ashton Furniture Consolidation Phú Mỹ của Công ty TNHH Ashton Furniture Consolidation, tổng vốn đầu tư 130 triệu USD; dự án sản xuất linh kiện điện tử, gia công sản xuất các loại màn hình độ phân giải cao của Công ty TNHH Coretronic Technology, tổng vốn đầu tư 1.197 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện các dự án. (Ảnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu). - WikiLand

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện các dự án. Ảnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dự án Nhà máy sản xuất Container chở hàng của Công ty cổ phần sản xuất Container Hòa Phát, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng; Cảng tổng hợp và Trung tâm Logistics Camil của Công ty Cổ phần Logistics Quốc tế Cái Mép, tăng tổng vốn đầu tư từ 1.200 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó là các dự án bất động sản, nghỉ dưỡng như dự án khách sạn – căn hộ du lịch 5 sao Fivestar Poseidon của Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam, tổng vốn đầu tư 3.077 tỷ đồng; NovaWorld Ho Tram – The Tropicana của Công ty TNHH The Forest City, tăng vốn đầu tư từ 450 tỷ lên 4.408 tỷ đồng; khu phức hợp Cap Saint Jacques của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng, tăng tổng vốn đầu tư từ 1.294 tỷ đồng lên 3.574 tỷ đồng.

The Tropicana là phân kỳ đầu tiên của NovaWorld Ho Tram, nằm trên trục đường ven biển đã được mở rộng lên 42 m, quy mô hơn 140 ha vừa vận hành giai đoạn 1. Ảnh: Trường Hà - WikiLand

The Tropicana là phân kỳ đầu tiên của NovaWorld Ho Tram, nằm trên trục đường ven biển đã được mở rộng lên 42 m, quy mô hơn 140 ha vừa vận hành giai đoạn 1. Ảnh: Trường Hà

Theo đó, năm 2021 địa phương thu hút mới 76 dự án; tổng vốn đăng ký khoảng 2,2 tỷ USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh thu hút 432 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ USD và 662 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 338.000 tỷ đồng.

Nhờ tận dụng tốt các tiềm năng và lợi thế, luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao so với bình quân cả nước. Đến nay, quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ tư trong 63 tỉnh thành cả nước và GRDP bình quân đầu người luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu, đạt gần 300 triệu đồng, tăng gần 30 lần so với thời điểm thành lập tỉnh và là một trong 5 tỉnh thành đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương.

Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu của tỉnh là tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó chú trọng thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động và không xâm hại môi trường; tận dụng lợi thế của cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Lãnh đạo tỉnh khẳng định ngoài việc đầu tư mạnh và hiện đại hạ tầng của các khu công nghiệp, Bà Rịa – Vũng Tàu đang cải thiện dần môi trường đầu tư từ hạ tầng, quỹ đất và cải cách thủ tục hành chính.

Công nhân tại Công ty Alpha ECC, Khu công nghiệp Đông Xuyên, TP Vũng Tàu. Ảnh: Thuỵ Nhiên - WikiLand

Công nhân tại Công ty Alpha ECC, Khu công nghiệp Đông Xuyên, TP Vũng Tàu. Ảnh: Thuỵ Nhiên

Tại lễ kỷ niệm 30 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị tỉnh tập trung nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, thúc đẩy tái mở cửa, nối lại các chuỗi cung ứng và thị trường lao động, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu đề ra trong năm nay, đồng thời tạo đà vững chắc cho tăng trưởng kinh tế nhanh trong năm 2022 để bù đắp cho sự suy giảm vừa qua do dịch, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu cho cả giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng yêu cầu Bà Rịa – Vũng Tàu cần phát huy tốt hơn nữa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một tỉnh nằm ở trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, tập trung phát triển mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo; phát huy lợi thế là một trong hai cảng biển nước sâu của quốc gia, nhất là hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; phát triển mạnh du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó là thúc đẩy các sáng kiến, chương trình, dự án liên kết vùng, trước hết là hợp tác với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng nhau mở cửa kinh tế, thực hiện các dự án đầu tư chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế toàn vùng, như sân bay Long Thành, cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải, cao tốc đường bộ và đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu…

Thế Đan

WikiPhuquoc – Cập nhật tin tức mới nhất từ Đảo Ngọc Phú Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *