Áp lực bồi thường mảng bảo hiểm xe cơ giới

Áp lực bồi thường mảng bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới là sản phẩm phi nhân thọ lớn thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 26% tổng phí bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng đầu năm 2022. Giống như hầu hết các sản phẩm phi nhân thọ khác, trong 2 năm qua, tăng trưởng bảo hiểm xe cơ giới đã chậm lại đáng kể do ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 với doanh số 9 tháng đạt 264.951 xe, tăng 56% so với cùng kỳ và cao hơn 21% so với năm 2019 trước dịch. Như vậy, phí bảo hiểm xe cơ giới đã tăng trưởng dương trở lại ở mức 17,2% sau khi sụt giảm trong năm 2021.

Về dài hạn, các chuyên gia đánh giá triển vọng tăng trưởng của bảo hiểm xe cơ giới rất tích cực do tỷ lệ sở hữu xe ô tô ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khi thu nhập/tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu mua xe ô tô trong tương lai. Số lượng xe ô tô trên 1.000 dân ở Việt Nam tính đến năm 2019 là 21 khi GDP bình quân trên đầu người của cả nước là 3.425 USD. Dựa trên dữ liệu từ các quốc gia khác, mức tiêu thụ ô tô ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng vọt khi GDP bình quân trên đầu người đạt mốc 5.000 USD.

Thị trường bảo hiểm xe cơ giới có lẽ là thị trường phi nhân thọ cạnh tranh nhất ở Việt Nam khi đã chứng kiến thị phần của các của các doanh nghiệp thay đổi liên tục qua nhiều năm. Hiện tại doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu là PTI-Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện với 16% thị phần.

Áp lực bồi thường mảng bảo hiểm xe cơ giới - Ảnh 1.

Trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ hơn như MIG-Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội đã dành được thị phần xe cơ giới từ các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô và bề dày kinh nghiệm lớn hơn như BVH- Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, BMI- Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, PVI hay PGI.

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường này dẫn đến biên lợi nhuận từ hợp đồng kinh doanh vẫn sẽ chịu áp lực trong thời gian tới tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp đã chạm đáy, cùng lúc với đỉnh COVID và thời điểm kết thúc giãn cách xã hội. Kể từ đó, tỷ lệ bồi thường đã bật tăng mạnh trở lại khi các hoạt động kinh tế và xã hội được bình thường hóa. Việc này đã kéo tỷ lệ kết hợp tăng cao khi tỷ lệ chi phí đã không thay đổi nhiều.

VNDirect cho rằng tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp khả năng cao sẽ tiếp tục tăng sang đến đầu năm 2023 do mức nền thấp bởi COVID và ảnh hưởng xấu từ trận mưa lũ gần đây ở Miền Trung do trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản, đặc biệt là xe cộ. Một số công trường xây dựng cũng bị ảnh hưởng.

Như vậy, các doanh nghiệp ngành bảo hiểm sẽ phải chịu áp lực bồi thường lớn trong quý 4 năm 2022. Do vậy, triển vọng cho tăng trưởng doanh thu do môi trường cạnh tranh vẫn gay gắt với mức tăng phí bảo hiểm bị hạn chế trong khi lạm phát gia tăng đang gây áp lực lên chi phí bồi thường. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết, có mảng bảo hiểm xe cơ giới có khả năng sẽ lỗ từ hợp đồng kinh doanh.

Việc các doanh nghiệp này đã và đang cắt giảm tỷ trọng các dòng sản phẩm có biên lợi nhuận từ hợp đồng kinh doanh thấp hơn (sức khỏe và xe cộ) như BVH sẽ cải thiện được tỷ lệ kết hợp. Ngược lại, các doanh nghiệp khác như MIG đã giành được thị phần đáng kể trong những phân khúc này sẽ phải chứng minh quản lý rủi ro và đem lại một mức sinh lời hợp lý. Còn các doanh nghiệp có tỷ trọng bảo hiểm xe cộ cao sẽ gặp nhiều thách thức…

Áp lực bồi thường mảng bảo hiểm xe cơ giới - Ảnh 2.

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường này, rất khó để có thể dự đoán những doanh nghiệp nào sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thị phần. Tuy nhiên, theo VNDirect, 3 doanh nghiệp bảo hiểm với xe cơ giới hàng đầu bao gồm PTI, BVH, và MIG sẽ nắm bắt tốt nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người mua xe trong thời gian tới.

So với giai đoạn 2020-21, lợi suất đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm xe cơ giới đã giảm đi trong 9 tháng năm 2022 do TTCK lao dốc và lãi suất huy động không tăng đáng kể cho đến tháng 9/10 sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 200 điểm cơ bản. Điểm sáng là lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân hiện đã tăng trung bình gần đây đã tăng so với đầu năm. Do đó, từ quý 4 trở đi, VNDirect kỳ vọng các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bắt đầu đạt được lợi suất đầu tư tốt hơn do phần lớn danh mục đầu tư của họ nằm ở tiền gửi ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (chủ yếu với lãi suất thả nổi).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *