đã rời Ga Hàng Cỏ vào tới Đà Nẵng”Đầu tư đất nền, con tàu đã rời Ga Hàng Cỏ vào tới Đà Nẵng

Đất nền là một phân khúc quan trọng của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không giống như các phân khúc khác, có lẽ, đất nền lại là sản phẩm chịu nhiều sự chi phối của tâm lý các nhà đầu tư.

Nhìn nhận về nhóm cổ phiếu bất động sản, một nhà đầu tư đã ví vón: N

hóm bất động sản đất nền bây giờ giống hình ảnh một đoàn tàu xuất phát từ ga Hàng Cỏ đã đi tới ga Đà Nẵng, và ai muốn đi tiếp thì xin mời đu tàu ở các ga kế tiếp. Nhưng con người mà, chúng ta cứ muốn đoàn tàu phải trở về ga Hàng Cỏ để đón chúng ta. Chúng ta muốn bắt đầu từ vạch xuất phát, để chúng ta có thể đi trọn vẹn hành trình qua các vùng quê, làng mạc, ngắm cảnh đẹp từ đầu đến cuối mà không phải bỏ sót bất cứ địa danh nào. Chúng ta muốn mọi thứ thật tinh khôi trọn vẹn. Nhưng ngày hôm nay đã khác ngày hôm qua, mọi thứ đã qua đi, lịch sử phải tiếp diễn, dù chúng ta có lên tàu hay không, người đi kẻ đến vẫn tấp nập ở các sân ga…. Điều này khá


 đúng với tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư trên thị trường hiện nay.

Nhìn vào các cơn sốt đất cục bộ trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Vân Đồn, Phú Quốc, Cam Ranh đều có những tin tức kiểu như: mua hôm nay, bán ngày mai, lãi tiền tỷ. Đó là những cơn sốt cao bất thường, đến mức co giật của các thị trường đất nền này trước thời điểm kỳ vọng về đặc khu kinh tế.

Và khi mọi chuyện không như mong đợi, thị trường lại chứng kiến nhiều người ôm nợ, méo mặt vì đất.

Có ý kiến cho rằng, việc giá đất nhảy múa đều do không ít các “tay to” làm giá, thổi giá. Thu mua đất nền trong dân ào ạt, vừa gom, vừa tạo sóng, đến khi các nhà đầu tư F2, F3, F4… nhìn thấy cơn sốt và lao vào, thì cơn xả hàng bắt đầu.

Vấn đề ở chỗ, khi ôm đất, không ai nghĩ mình là người cuối cùng.

Với đất nền, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ yếu là dân đầu cơ tham gia thị trường, nhất là với các thị trường đang nóng lên trước hay trong thông tin quy hoạch. Và câu chuyện ôm đất cũng tựa trò chơi chuyền tay nhau hòn than. Cầm lâu, khả năng lãi cao hơn, hoặc có thể sẽ lỗ. Vấn đề ở chỗ, với người chơi, ai cũng nghĩ mình chỉ cầm một chốc, rồi sẽ chuyển qua cho người kế tiếp, nhưng khi thị trường diễn biến không như dự đoán, các nhà đầu tư thật khó để biết mình hay người kế tiếp sẽ là người cuối cùng của game.

Thật ra, câu chuyện lên xuống giá đất nền là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là câu chuyện dòng tiền của các nhà đầu tư (dùng vốn tự có hay đi vay), vấn đề thời điểm (tính toán về bước giá và thời điểm lên xuống), thậm chí, là câu chuyện ngắn hay dài hạn.

Trong một chia sẻ riêng với phóng viên Đầu tư Bất động sản, bà Trang Bùi, Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL Việt Nam cho biết, bất động sản nói chung, đất nền nói riêng chắc chắn mang lại lợi nhuận, nhưng vấn đề là các nhà đầu tư đợi được bao lâu.

“Câu chuyện đầu tư vào đất nền và khả năng “chịu được khổ” vốn không phải là mới. Tuy nhiên, đó là với các nhà đầu tư dài hạn, còn với tình trạng lướt sóng, việc trở thành người cuối cùng cầm than hồng là rất dễ xảy ra nếu khả năng đọc vị thị trường không tốt”, bà Trang Bùi nhận định.

ảnh 1

Bỏ tiền vào đất nền đòi hỏi nhà đầu tư có khả năng đọc vị thị trường tốt. Ảnh: Thành Nguyễn.


Bên cạnh đó, tại một hội thảo về bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng nhận định, kinh doanh bất động sản có độ trễ rất lâu, thậm chí 2 năm sau nó mới đúng, vấn đề là nhà đầu tư không nhận ra được điểm rơi thị trường.

Có vẻ như không khó để liên tưởng giữa đầu tư đất nền và việc chơi chứng khoán, hay bắt đỉnh, bắt đáy của giao dịch ngoại hối. Thị trường vẫn đầy rẫy kẻ khóc, nhưng cũng không ít người cười. Vấn đề hiện tại có vẻ chỉ xoay quanh chuyện nhận định thị trường. Điều này không khác nhiều với việc những nhà đầu tư trên sàn chứng khoán vẫn rỉ tai nhau rằng, trên chứng trường, có đến 95% người chơi thua lỗ, chỉ khoảng 5% là có lãi. Tuy nhiên, nhà đầu tư tham gia vào thị trường vẫn ngày càng đông hơn.

Có lẽ, ai cũng tưởng mình đang nằm trong nhóm ít ỏi còn lại. Với niềm tin mong manh vào khả năng phân tích, dự đoán rằng mình sẽ chuyền than hồng đúng lúc.

Với giới đầu tư đất nền, câu chuyện này sẽ vẫn còn tiếp diễn và chưa thể có hồi kết, dù sự minh bạch về thông tin dường như ngày càng nhiều hơn.

Xin mượn lời của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành thay cho lời kết như một quan điểm về đầu cơ, đầu tư và cái bẫy tâm lý chung mà nhiều người thường hay mắc phải: “Việc đầu tư tùy thuộc vào khẩu vị và túi tiền. Bạn có thể bị cuốn hút vào các cơn sóng, nhưng để hạn chế rủi ro, bạn cần nhìn đến cái đích cuối cùng, người tiêu dùng muốn gì, có thể là cách sống, mức sống, thu nhập và văn hóa của bạn. Đó là điểm căn cơ nhất trong đầu tư bất động sản”.

Bản để in