Đà Nẵng: Đất tái định cư “thừa” 15.314 lô nhưng… nợ dân 359 lô!

Đất tái định cư “thừa” 15.314 lô nhưng… nợ dân 359 lô!

Tình trạng nghịch lý này được thông tin tại Hội nghị chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn TP do Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức chiều 29/7 nhằm đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là các dự án trọng điểm

Theo báo cáo của Sở TN-MT Đà Nẵng, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn TP tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tiến độ GPMB một số dự án và tại một số địa phương còn rất chậm so với kế hoạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công. Kéo theo đó, việc giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm và thấp.

Đáng chú ý, hiện nay quỹ đất tái định cư (TĐC) đã có thực tế còn lại chưa bố trí mà Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng đang quản lý là 12.354 lô, nâng tổng cộng số lô đất còn lại chưa bố trí là 15.314 lô.

Trong khi đó, các quận huyện vẫn còn nợ 359 lô đất TĐC đối với các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vô gia cư – ám ảnh những phận đời

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu: Năm 2020, diện tích nhà ở tối thiểu sẽ đạt 8m2 sàn/người.

Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 30/6/2019, diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố đạt 26 m2/người.

Nhưng chữ “bình quân” này vẫn là nỗi xót xa, vẫn là mơ ước xa vời của nhiều người dân.

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, vẫn còn 4800/26,9 triệu hộ dân cư không có nhà ở. Tính trung bình cứ 10.000 hộ dân có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Và có khoảng 1,4 triệu hộ dân với khoảng 5 triệu người đang sống trong các nhà đơn sơ, tồi tàn.

Phía sau ánh đèn đô thị và sự phát triển như vũ bão của các tòa cao ốc nội đô, vẫn còn đó những kiếp người sống mòn, không thể “lạc nghiệp” vì thiếu chốn “an cư”.

Đằng sau những ánh đèn hào nhoáng và sự phồn vinh của Thủ đô, vẫn còn một làng chài nằm khép mình bên tả ngạn sông Hồng, bao đời nay chỉ có một khát vọng duy nhất: có được mảnh đất lên bờ an cư.

Không được cấp đất ở và canh tác, đời nối đời, người dân xóm chài Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vẫn bám chặt sông. Từng phận người ra đời cũng lênh đênh như chính chiếc thuyền chài họ đang bấu víu.

Nguồn tiền từ nước ngoài làm “nóng” thị trường bất động sản

Nửa đầu năm 2019, mặc dù tình hình chung của thị trường bất động sản có phần trầm lắng, nhưng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn diễn ra khá sôi nổi.

Thực tế ghi nhận, lượng chuyên gia, doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam công tác, làm việc và sinh sống sẽ có chiều hướng tăng lên trong tương lai và nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của họ theo đó cũng sẽ tăng nhanh. Mặt khác, ở nhiều nước khác trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc… để mua một căn nhà cao cấp thông thường phải chi ít nhất từ 1 – 1,5 triệu USD, trong khi số tiền đó sang Việt Nam có thể mua được vài sản phẩm bất động sản và nếu lựa chọn kỹ dự án thì có khả năng sinh lời cao.

Theo nghiên cứu của Credit Suisse, tại một số quốc gia châu Á những năm gần đây luôn có mối quan hệ chặt chẽ giữa các chính sách sở hữu bất động sản và sự tăng trưởng phát triển ổn định của thị trường này. Một số nước tại châu Á đã trải qua những thay đổi đáng kể từ khi áp dụng các chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản giúp cải thiện ngành bất động sản nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghịch lý trên thị trường bất động sản TP.HCM

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đa phần đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phát triển dự án, nên dù số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 7%, nhưng lượng vốn chiếm gần một nửa.

Đối với vốn ngoại, trong 6 tháng qua, TP.HCM thu hút được gần 540 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm 41,8% tổng vốn đăng ký.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã chấp thuận cho 2.307 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 2,37 tỷ USD (tăng 26,3% về số trường hợp và tăng 32,6% về vốn đầu tư so với cùng kỳ). Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm 23,1%.

Dù có hàng chục nghìn tỷ đồng, cùng hàng trăm triệu USD đăng ký vào lĩnh vực bất động sản TP.HCM, nhưng số dự án triển khai trên thực tế từ năm 2018 đến nay lại rất khan hiếm.

Cụ thể, số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, UBND TP.HCM chỉ chấp nhận chủ đầu tư cho 3 dự án nhà ở thương mại mới, giảm 16 dự án so với cùng kỳ năm 2018.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường như CBRE, Savills, JLL, DKRA Vietnam, nguồn cung căn hộ trên thị trường TP.HCM cũng sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm. Riêng trong quý II/2019, theo DKRA Vietnam, thị trường căn hộ TP.HCM có 12 dự án, bao gồm 3 dự án mới và 9 giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó, cung cấp ra thị trường khoảng 2.559 căn, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước.

Những điểm chưa đúng với tinh thần pháp luật tại Khoản 3 điều 8 Nghị định 20

Kể từ khi được ban hành vào tháng 2/2017, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là một trong những quy định về thuế gây tranh cãi và ảnh hưởng nhiều nhất cũng như gây ra nhiều vướng mắc nhất trong việc triển khai đối với các doanh nghiệp.

Trong đó, khoản 3, điều 8 quy định: Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế – tức 20% EBITDA. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Đến nay, rất nhiều trường hợp đặc thù được các doanh nghiệp nêu lên nhưng phía cơ quan thuế cũng chưa đưa ra được câu trả lời cụ thể ngoài việc áp dụng đúng như nội dung của Thông tư, Nghị định. Dưới góc nhìn của giới luật sư và các chuyên gia kinh tế, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 có nhiều lỗ hổng không nhất quán.

Chẳng hạn, LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch hội đồng tư vấn Công ty Luật Basico, đã chỉ ra 3 điều quy định không hợp lý và những bất cập trong việc áp dụng của Nghị định này.

LS. Trương Thanh Đức nhấn mạnh: “Nếu các cơ quan thuế bắt bẻ các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp tổng số thuế phải nộp tại Việt Nam giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên kết không giảm đi hoặc giảm một cách không đáng kể là quá máy móc, không cần thiết, không đúng với tinh thần và mục đích quy định của pháp luật.”