Lưu hành tài liệu có ‘đường lưỡi bò’, Bayer Việt Nam nói chỉ là sự cố

Ngày 27/4, bà Lynette Moey Yu Lin, Tổng giám đốc Công ty Bayer Việt Nam chia sẻ trong nội bộ một tài liệu có tựa đề “Covid-19 – Lessons from China” (tạm dịch: Covid-19 – Những bài học từ Trung Quốc).

Đáng chú ý, tài liệu này chứa hình ảnh bản đồ Trung Quốc, trong đó có “đường lưỡi bò” phi pháp.

Ngay sau khi tài liệu được chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp và phát tán trên mạng, Bayer Việt Nam nhận về nhiều chỉ trích. Đa số ý kiến kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Bayer, đồng thời yêu cầu bà Lynette Moey Yu Lin và doanh nghiệp có lời xin lỗi đến nhân dân và khách hàng Việt Nam.

Luu hanh tai lieu co 'duong luoi bo', Bayer Viet Nam noi chi la su co hinh anh 1 ban_do_duong_luoi_bo_5065_1589253462.jpg

Tài liệu có chứa “đường lưỡi bò” được chia sẻ trong Bayer Việt Nam.

Trao đổi với

Zing

, đại diện Bayer Việt Nam cho biết, đây là tài liệu lưu hành nội bộ nhằm giới thiệu các ví dụ điển hình trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng y khoa trong khu vực châu Á. Tài liệu được chia sẻ giới hạn đến một nhóm nhỏ 9 nhân viên, không hề được gửi rộng rãi đến toàn thể công ty.

“Ngay lập tức sau đó, trong cùng ngày, tài liệu đã được thu hồi và chúng tôi đã tiến hành các bước cần thiết để tránh việc chuyển tiếp thông tin. Tổng giám đốc Lynette Moey Yu Lin đã xin lỗi các nhân viên nhận được email. Đây là một sự cố đáng tiếc đối với chúng tôi”, vị này khẳng định.

Chiều 12/5, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xác nhận với

Zing

rằng cơ quan này đã gửi giấy mời Công ty Bayer Việt Nam đến làm việc về vấn đề này.

Bayer là một tập đoàn hơn 150 tuổi của Đức, hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và nông nghiệp. Công ty hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 với 2 nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, Bình Dương và 2 văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM.

Đến nay, doanh nghiệp này có khoảng 700 nhân viên tại Việt Nam, dưới sự điều hành của Tổng giám đốc Lynette Moey Yu Lin.

“Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” là yêu sách của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền với khoảng 80% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016.