43 dự án chậm triển khai ở Bình Thuận vừa bị nêu tên sẽ xử lý ra sao?

1 dự án được cấp từ 2004 (trong số 43 dự án chậm triển khai) đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Ảnh: Duy Tuấn

Trả lời vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận cho biết, nhằm tạo điều kiện tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp không thể triển khai thực hiện các công việc của dự án trong tình hình dịch COVID-19 bùng phát (từ ngày 1.4.2020), Tổng cục Quản lý đất đai đề nghị xem xét gia hạn cho các dự án trước khi thu hồi.

1 dự án được cấp từ 2004 (trong số 43 dự án chậm triển khai) đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Ảnh: Duy Tuấn
Hiện trạng 1 dự án được chấp thuận đầu tư từ năm 2004 (trong số 43 dự án chậm triển khai) đến nay hạ tầng vẫn trống hoắc. Ảnh: Duy Tuấn

Sở TN&MT đã có báo cáo và UBND tỉnh đang xem xét việc cho chủ trương gia hạn thêm 12 tháng đối với một số dự án chậm triển khai do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Đây là lần gia hạn cuối cùng, sau khi hết thời gian gia hạn mà các dự án vẫn không đưa đất vào sử dụng thì Sở TN&MT tổng hợp tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất theo quy định Luật Đất đai.

Theo danh sách, phần lớn các dự án nằm ven biển. Đáng nói, có những dự án đã được cấp phép từ 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ.

Việc các dự án chậm đầu tư cũng được chỉ ra nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân chính như giải phóng mặt bằng, tái định cư. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài thời gian, chủ dự án và người dân không thỏa thuận được giá đền bù. Hay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến quá trình triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư.

Đa phần các dự án chậm triển khai là các dự án đã được chấp thuận đầu tư trước năm 2014 nhưng năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến tình trạng đầu tư cầm chừng, chờ sang nhượng lại. Có 11 dự án nhà đầu tư chậm triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, thiếu năng lực tài chính hoặc không có thiện chí đầu tư, xây dựng cầm chừng đối phó.

Việc các dự án chậm triển khai có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Duy Tuấn
Việc các dự án chậm triển khai có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Duy Tuấn

Ngoài ra còn có nguyên nhân vướng quy hoạch, cụ thể như 12 dự án khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam vướng quy hoạch Cảng Kê Gà, sau khi Chính phủ có chủ trương ngừng quy hoạch Cảng Kê Gà, các dự án mới hoàn tất thủ tục để triển khai xây dựng.

UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Sở TN&MT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đôn đốc các chủ đầu tư sớm triển khai đưa dự án vào hoạt động; cũng như tham mưu cho UBND tỉnh xử lý việc điều chỉnh, chấm dứt dự án đầu tư, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *